Điều trị ung thư vú: Bật mí chế độ dinh dưỡng tốt nhất

Google News

Tùy vào giai đoạn ung thư vú, kích thước khối u, vị trí, tuổi tác và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý điều trị và chế độ ăn phù hợp.

Ung thư vú là loại ung thư có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở phụ nữ. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân thường bắt đầu lo lắng "nên/không nên ăn gì", ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Khoa Ung thư của Bệnh viện Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, giới thiệu các chế độ ăn uống theo từng giai đoạn với phương châm, cung cấp đủ calo và dinh dưỡng không chỉ có thể làm giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu mà còn nâng cao tỷ lệ điều trị thành công.
Tùy vào giai đoạn ung thư vú, kích thước khối u, vị trí, tuổi tác và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý điều trị khác nhau.
Sau khi phẫu thuật ung thư vú: Bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng để sửa chữa
Phẫu thuật cắt bỏ khối u vú và nạo vét hạch nách là bước quan trọng nhất trong điều trị ung thư vú. Sau khi tế bào ung thư vú bị loại bỏ, các mô bình thường cũng sẽ bị tổn thương, lúc này cần tiêu thụ đủ calo và bổ sung dưỡng chất giúp vết thương hồi phục.
Dieu tri ung thu vu: Bat mi che do dinh duong tot nhat
Ảnh minh họa.  
Các chất dinh dưỡng có thể giúp phục hồi vết thương bao gồm protein chất lượng cao, vitamin A, vitamin C, kẽm và sắt. Các nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng này được liệt kê dưới đây:
Protein chất lượng cao: Các sản phẩm từ đậu nành, cá, trứng, thịt gà, sữa, thịt lợn, thịt bò, v.v.;
Vitamin A/caroten: Dầu gan cá, thực phẩm có gan, các loại rau củ quả có màu xanh đậm và vàng đậm như khoai lang, cà rốt, rau mồng tơi, rau muống, cải dầu, bí ngô, v.v.
Vitamin C: Ổi, quả kiwi, thực phẩm có múi, cà chua bi, v.v.
Kẽm: Thịt bò, gân, thịt lợn, hàu, gan, các loại hạt, v.v.
Sắt: Thịt đỏ, tiết lợn, tiết vịt, ngan, rau dền đỏ, vừng đen…
Sau khi phẫu thuật ung thư vú, nhiều người sẽ chọn các món hầm, súp để giúp bổ sung dinh dưỡng, song trên thực tế chất dinh dưỡng trong súp là có hạn, vì vậy hãy nhớ ăn cá hoặc thịt gà để bổ sung protein, đừng quên rằng cơ thể cần nhiều calo hơn bình thường do đang trong giai đoạn phục hồi.
Nếu bạn chỉ uống canh, rất dễ rơi vào tình trạng không nạp đủ calo. Ngoài ra, trứng hấp, sữa mè hay trái cây chứa nhiều vitamin C cũng có thể dùng làm món ăn nhẹ giữa các bữa ăn để bổ sung calo và các loại dưỡng chất kể trên.
Dieu tri ung thu vu: Bat mi che do dinh duong tot nhat-Hinh-2
Ảnh minh họa.  
Sau xạ trị và hóa trị: Đảm bảo đủ lượng calo
Sau xạ trị và hóa trị, người bệnh dễ chán ăn do thay đổi vị giác và giảm tiết nước bọt, hoặc do các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, loét niêm mạc… nên lượng ăn giảm, mục tiêu ăn kiêng trong giai đoạn này là đảm bảo calo, vì nếu lượng calo không đủ sẽ dễ dàng giảm cân nhanh chóng, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và tiên lượng bệnh.
Nếu bạn khó ăn, chán ăn trong quá trình hóa xạ trị, đây là một số mẹo ăn uống:
Ăn nhiều bữa nhỏ, nhai chậm
Bổ sung các bữa ăn nhẹ giàu năng lượng, giàu protein hoặc bổ sung dinh dưỡng giữa các bữa ăn chính
Tránh đồ ngọt và đồ chiên rán
Ăn kẹo cứng hoặc kẹo cao su, chẳng hạn như kẹo chanh, kẹo ngậm hoặc kẹo trái cây, trước bữa ăn để tăng tiết nước bọt và thèm ăn
Ăn bằng ống hút hoặc thìa, tránh lở miệng
Trong quá trình xạ trị, hóa trị không cần quá lo lắng về những kiêng kỵ trong ăn uống, chỉ cần lưu ý rằng trong quá trình này, khả năng miễn dịch có thể bị suy giảm, phải tránh đồ sống, đồ ăn chưa được tiệt trùng, tốt nhất nên ăn tối đa các loại thực phẩm có thể để đảm bảo lượng calo hấp thụ đầy đủ và khuyến khích bệnh nhân tập thể dục vừa phải khi thể lực cho phép.
Người chăm sóc cũng nên tránh ép bệnh nhân ăn, bởi duy trì tâm trạng vui vẻ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh, nếu thực sự lo lắng về tình trạng suy dinh dưỡng hoặc ăn uống khó khăn thì nên tìm đến sự hỗ trợ của y tế.
Duy trì chế độ ăn hàng ngày sau phục hồi: Trái cây và rau quả đa dạng + omega-3 chống viêm
Việc duy trì ăn uốn hàng ngày của bệnh nhân ung thư vú gắn với từ khoá "cân bằng". Các thành phần được khuyến nghị là thực phẩm nguyên mẫu ít chất béo, nhiều chất xơ và ít qua chế biến, đồng thời tránh chế độ ăn nhiều chất béo và nhiều đường.
Dieu tri ung thu vu: Bat mi che do dinh duong tot nhat-Hinh-3
Ảnh minh họa.  
Trong việc lựa chọn trái cây và rau quả, nên đa dạng hóa các loại trái cây và rau quả, trong đó các chất phytochemical khác nhau có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Ngoài ra, axit béo omega-3 cũng có thể được bổ sung từ các loại hạt hoặc cá để giúp cơ thể kháng viêm.
Hãy nhớ rằng, ung thư vú không phải là bệnh nan y, phát hiện sớm và điều trị sớm thì tỷ lệ thành công cao, nhưng sau khi điều trị thì phải điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống hợp lý.
Nhắc nhở mọi người, thời điểm này đừng vội chạy theo các loại thực phẩm chức năng. Hãy nhớ, để có thể chống ung thư, cần tìm một chế độ ăn uống lành mạnh và điều chỉnh lối sống để điều trị hiệu quả và tránh tái phát.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake.

 Nguồn video: Vui sống mỗi ngày

Kiều Dụ (Theo 163)

>> xem thêm

Bình luận(0)