Ăn gừng kiểu này độc hơn thạch tín, có thể gây ung thư

Google News

Gừng giúp món ngon hấp dẫn, đồng thời rất có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, sử dụng gừng không đúng cách có thể độc hơn thạch tín, không khác nào tự rước họa.

Phân tích thành phần của gừng, các nhà khoa học nhận thấy loại củ này chứa nhiều dưỡng chất như protein, vitamin C, B3, B6, phốt pho, kali, magie, kẽm,... Sử dụng đúng cách, gừng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện các vấn đề về dạ dày, cải thiện sức khỏe răng miệng, chống viêm, giảm lượng đường trong máu, trị cảm lạnh,...
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, ruột gừng có vị hơi hăng, tính ấm, có tác dụng giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, giải uất, giảm nôn, khử trùng. Gừng kết hợp với đường nâu có tác dụng thanh nhiệt, bài lạnh và độ ẩm trong người, rất tốt cho phụ nữ.
Có thể nói, cả Đông và Tây y đều công nhận lợi ích sức khỏe của gừng. Tuy nhiên, lợi ích này chỉ có được khi sử dụng đúng cách. Ngược lại, có những cách ăn gừng độc hơn thạch tín, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
1. Ăn quá nhiều gừng
Gừng khá lành tính, có lợi cho sức khỏe song không đồng nghĩa ăn càng nhiều càng tốt. Trang Sohu thông tin, ăn quá nhiều gừng (nhiều hơn 5g mỗi ngày) có thể gây các tác dụng phụ như đầy hơi, ợ nóng, đau dạ dày, kích ứng miệng,...Nguyên nhân bởi các thành phần trong gừng có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit, gây đầy hơi. Trường hợp nặng có thể dẫn đến khó thở, nôn mửa, thậm chí ảnh hưởng chức năng gan và thận.
An gung kieu nay doc hon thach tin, co the gay ung thu
 Gừng tốt cho sức khỏe song ăn quá nhiều sẽ gây hại. Cụ thể, bạn có thể bị đầy hơi, ợ nóng, kích ứng miệng,... Ảnh: Sohu
2. Ăn gừng thối
Gừng thối chứa độc tố safrole rất cao. Khi đi vào cơ thể, safrole gây thoái hóa tế bào gan, thậm chí gây hoại tử. Ngay cả khi tiêu thụ lượng nhỏ safrole cũng có thể chuyển hóa thành phenylethyl. Chất này tiếp tục được chuyển hóa thành axetat hoặc sunfat - đều là những chất gây ung thư mạnh.
Không chỉ chứa thành phần safrole có độc, gừng thối còn là môi trường yêu thích của vi khuẩn. Ăn gừng kiểu này sẽ không có lợi, thậm chí nạp vào người mầm bệnh.
3. Ăn gừng dập nát
Một củ gừng thường phân nhiều nhánh, dễ bị gãy dập khi vận chuyển. Đừng vì tiết kiệm mà giữ lại dùng. Gừng dập nát dễ thu hút vi khuẩn, ăn vào không có lợi cho sức khỏe.
An gung kieu nay doc hon thach tin, co the gay ung thu-Hinh-2
Gừng xông lưu huỳnh có khả năng chứa kim loại nặng, tốt nhất không nên ăn. Ảnh: Sohu 
4. Ăn gừng xông lưu huỳnh
Nhiều người xông gừng bằng lưu huỳnh để kéo dài thời gian bảo quản. Theo quy định an toàn thực phẩm tại Pháp, bổ sung lưu huỳnh công nghiệp cho các loại thực phẩm đều bị cấm. Nguyên nhân bởi nó khiến thực phẩm nhiễm kim loại nặng. Chỉ cần tiêu thụ lượng nhỏ cũng gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng. Tiêu thụ lượng lớn có thể gây sa sút trí tuệ, gây hại cho hô hấp, gan và thận.
Để nhận biết gừng có bị xông lưu huỳnh hay không, bạn có thể dùng mũi để phân biệt. Loại xử lý với lưu huỳnh sẽ có mùi hắc, dùng tay cào nhẹ lớp vỏ dễ dàng bong ra.
5. Ăn gừng buổi tối
Người Trung Quốc có câu: “Sáng ăn gừng, tối ăn củ cải” ngụ ý khuyên nên ăn gừng vào buổi sáng để có lợi cho cơ thể. Gừng có vị cay, tính ấm thích hợp dùng vào buổi sáng. Nguyên nhân bởi khi bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều. Ăn gừng buổi sáng thúc đẩy dương khí bốc lên, thải độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.
Trong khi đó, ăn gừng buổi tối được ví như thạch tín. Kinh nghiệm dân gian có phần thổi phồng tác hại ăn gừng buổi tối song không phải không có cơ sở. Buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn. Tính nóng của loại củ này sẽ gây hại như ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường, gây đầy bụng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. 

(Nguồn video: Vinmec)

Định Tâm (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)