Đại biểu Quốc hội đánh giá, việc thay đổi “đột phá” trong việc cấp visa điện tử, nâng thời hạn lên 60 ngày… sẽ giúp Việt Nam thu hút khách du lịch, nhà đầu tư.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tăng tuổi phục vụ trong CAND phải có lộ trình tương ứng với Bộ luật Lao động và phải bảo đảm tính công bằng, bình đẳng với đối tượng là nữ.
Ngoài gọi điện thoại, nhắn tin, dịch vụ OTT còn có các chức năng như họp trực tuyến, xem phim, truyền hình… Quản lý dịch vụ OTT viễn thông giúp bảo vệ quyền lợi người dùng.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo nghị quyết bổ sung yêu cầu không để xảy ra sơ hở có thể dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, cài cắm “lợi ích nhóm” trong xây dựng luật.
Ngày 2/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, nhập khẩu điện, kết nối lưới điện và trao đổi điện năng với các nước trong khu vực là cần thiết, nhằm đa dạng hóa loại hình nguồn...
Nhấn mạnh, đầu tư cho con người là đầu tư cho lâu dài, đại biểu Nguyễn Văn Thân cho rằng, ngân sách không có tiền cũng phải đi vay để tăng lương cho cán bộ.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho biết, bà nhận được phản ánh, ý kiến của giáo viên và nhà trường không được tôn trọng trong việc chọn sách giáo khoa.
Ngày 1/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về nhiều nội dung, trong đó có việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Báo cáo giải trình chiều 31/5 về bệnh "sợ trách nhiệm", Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, cần thay đổi, xóa bỏ nhận thức “không làm thì không sai".
Quan điểm về nhóm cán bộ sợ trách nhiệm, không muốn làm vì không có lợi ích gì và nhóm sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm đã gây “nóng” nghị trường.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào nghị quyết cho phép đại biểu mặc áo dài ngũ thân nam tại các phiên họp, bên cạnh việc mặc bộ comple.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị Bộ Công an xác minh, làm rõ có hay không có dấu hiệu của tội lừa đảo, tội lừa dối khách hàng của các công ty bảo hiểm.
Tiếp tục chương trình kỳ họp, hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, thành viên Chính phủ sẽ giải trình những vấn đề đại biểu nêu.
Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 tín nhiệm thấp không tự từ chức thì sẽ bỏ phiếu tín nhiệm.
Ủy ban Pháp luật đề nghị trường hợp có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, HĐND trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" có thể đưa ra xem xét miễn nhiệm.
Các đại biểu tranh luận về việc nếu giao Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý cả 2 loại chữ ký số thì khi xảy ra vấn đề mất an toàn, có khó xác định trách nhiệm.
Các đại biểu có những phát ngôn nóng tại phiên giám sát tối cao về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19…ngày 29/5.
Ngày 30/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Đại biểu Trần Văn Sáu (Đồng Tháp) cho rằng, sau đại dịch xuất hiện ngày càng nhiều căn bệnh sợ trách nhiệm, thu mình, thụ động, dè chừng, ngại đưa ra quyết định.