Vai trò của lực lượng bộ binh nhìn từ quân đội Mỹ và Nga

Google News

Lực lượng bộ binh trong xung đột hiện đại có vai trò thế nào; nhìn vào cách tổ chức của Quân đội Mỹ và của Quân đội Nga, có những bài học sâu sắc đáng để học hỏi.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga

Lực lượng không quân thực sự đóng vai trò hàng đầu trong Chiến tranh vùng Vịnh. 

Sức mạnh lực lượng bộ binh của Quân đội Liên Xô

Từ những năm 1990 đến thập niên 2002 thế kỷ này, quân đội Mỹ đã tiến hành bốn cuộc chiến tranh cục bộ, đó là Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Chiến tranh Kosovo năm 1999, chiến tranh Afghanistan năm 2001 và Chiến tranh Iraq năm 2003.

Bốn cuộc chiến tranh cục bộ này có một điểm chung đó là, lực lượng Không quân đóng vai trò then chốt, đặc biệt là trong Chiến tranh Kosovo năm 1999, khi liên quân do Mỹ dẫn đầu.

Tại chiến trường này, liên quân do Mỹ đứng đầu, đã sử dụng sức mạnh không quân vượt trội để thực hiện cuộc oanh tạc kéo dài 78 ngày vào Nam Tư. Cuộc chiến trở thành một “ví dụ kinh điển”, khi chỉ dựa vào sức mạnh không quân, để đạt được các mục tiêu chiến đấu.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-2
Ảnh: Lực lượng phòng không của Nam Tư đánh trả lực lượng không quân Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Sina. 

Nhưng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai phe liên minh quân sự đối đầu nhau lớn nhất là NATO do Mỹ dẫn đầu và khối Hiệp ước Warsaw do Liên Xô lãnh đạo, đã tham gia vào cuộc cạnh tranh quân sự khốc liệt trên quy mô toàn cầu, trọng tâm là châu Âu.

Vào thời điểm đó, cả hai bên đều tin rằng, một khi các trận chiến quy mô lớn nổ ra giữa hai phe, Châu Âu sẽ là chiến trường chính tuyệt đối.

Vào thời kỳ đỉnh cao, quân đội Liên Xô có hơn 150.000 xe tăng và xe bọc thép các loại. Trong đó tổng số xe tăng T-55 / T-62 / T-64 đã vượt quá 30.000 chiếc, T-72 hơn 10.000 chiếc, 3 thế hệ của xe tăng hiện đại nhất là T-80 cũng đã vượt quá 5.000 chiếc.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-3

Lực lượng thiết giáp hùng hậu của Quân đội Liên Xô trong chiến tranh Lạnh

Cuối những năm 1980, Liên Xô tập trung hơn một nửa lực lượng tác chiến về hướng châu Âu. Riêng cụm quân phía Tây triển khai ở Đông Đức, đã có 13 sư đoàn xe tăng, 14 sư đoàn bộ binh cơ giới với quy mô biên chế hơn 360.000 quân, trang bị gần 6.000 xe tăng chiến đấu chủ lực và gần 10.000 xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép.

Lực lượng chiến đấu mặt đất này đã sử dụng tới 1.000 doanh trại, chiếm 10% diện tích lãnh thổ Đông Đức.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-4
 Lực lượng thiết giáp hùng hậu của quân đội Liên Xô

Khi đó, Quân đội Liên Xô cũng đã triển khai một số lượng lớn các lực lượng không quân như máy bay chiến đấu và không quân tấn công mạnh về hướng châu Âu.

Nhưng nhiệm vụ chính của các lực lượng không quân này, là che chắn cho cuộc tiến công của lực lượng bọc thép Quân đội Liên Xô và máy bay chiến đấu MiG-29 là sản phẩm tiêu biểu của ý tưởng chiến thuật này.

Vai trò chính của quân đội Liên Xô với số lượng lớn các hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu / máy bay ném bom , v.v ở châu Âu, là nhằm hỗ trợ lực lượng bộ binh của họ. Yếu tố này đã tạo nên lợi thế 2:1 so với quân đội NATO ở châu Âu.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-5
 Lực lượng thiết giáp hùng hậu của quân đội Liên Xô 

Đánh giá vào thời điểm đó cho thấy: Nếu quân đội Liên Xô mở cuộc tấn công, quân đội NATO không thể ngăn chặn bằng cách dựa vào lực lượng thông thường và tập đoàn thiết giáp Liên Xô, có thể đến sông Rhine ngay sau một tuần.

Nếu muốn ngăn chặn cuộc tấn công của Liên Xô và đồng minh, khối NATO chỉ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật; nhưng vấn đề mấu chốt là về vũ khí hạt nhân chiến thuật, Liên Xô cũng không yếu hơn NATO.

Vào thời điểm đó, việc Liên Xô triển khai quân sự ở châu Âu với quân số chủ yếu là lực lượng lục quân, Liên Xô có thể tập trung hơn 20.000 xe tăng và hơn 2 triệu quân để tiến đến châu Âu; tạo một lợi thế tuyệt đối về quy mô của lực lượng tấn công và thiết giáp. Dù chiến thuật của NATO có ưu việt đến đâu, cũng có nguy cơ bị đè bẹp một cách tuyệt đối.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-6

Trong Chiến tranh Lạnh, sức mạnh của Lục quân Quân đội Liên Xô là quá rõ ràng 

Quân đội Mỹ chưa bao giờ khẳng định không quân quyết định chiến trường

Sau khi kết thúc 4 cuộc chiến tranh cục bộ do quân đội Mỹ khởi xướng từ những năm 1990 đến đầu thế kỷ này, tầm quan trọng của lực lượng không quân trong chiến tranh hiện đại đã trở nên rõ ràng, đến nỗi nhiều người cho rằng, chiến tranh hiện đại sẽ do lực lượng không quân quyết định.

Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Kosovo và Chiến tranh Iraq là những minh chứng mạnh mẽ nhất cho lý luận này.

Chiến tranh vùng Vịnh, Iraq, Kosovo đều do lực lượng đa quốc gia do Mỹ lãnh đạo; đặc biệt là Chiến tranh vùng Vịnh, là cuộc chiến mà 39 quốc gia bao gồm Mỹ, Anh và Pháp cầm trịch chống lại Iraq.

Cuộc chiến của 39 quốc gia này có nguồn lực, hỗ trợ tài chính và ưu thế trên không tổng hợp mà quân đội Iraq khó có thể sánh được; nhất là số lượng máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tác chiến điện tử v.v ...

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-7

Lực lượng không quân là một quân chủng tiêu tốn nhiều nguồn lực chiến đấu 

Nguồn lực tác chiến tổng hợp của liên quân 39 nước trong Chiến tranh vùng Vịnh hội tụ đầy đủ ba yếu tố này, nên cục diện chiến tranh là một chiều và vai trò chủ đạo của không quân đã phát huy tác dụng.

Điều này càng xảy ra với Chiến tranh Kosovo, khi đó có 13 trong số 19 quốc gia thành viên NATO trực tiếp tham chiến; trong khi Nam Tư chỉ là một quốc gia nhỏ, với dân số và diện tích chỉ bằng 1/5 Ukraine.

13 quốc gia thành viên NATO đối phó như vậy đối với một quốc gia nhỏ, có tiềm lực quốc phòng hạn chế; nên họ chỉ cần điều động máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và tên lửa hành trình là quá đủ.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-8
Ảnh: Máy bay ném bom tàng hình F-117A của Mỹ thả bom có điều khiển xuống lãnh thổ Nam Tư năm 1999. 

Nhưng hãy tưởng tượng nếu 13 quốc gia thành viên NATO phải đối phó với một quốc gia lớn với diện tích hàng triệu km vuông và dân số hàng trăm triệu người, thì họ cũng hoàn toàn không thể đạt được các mục tiêu chiến đấu, nếu chỉ dựa vào sức mạnh không quân, khi lực lượng phòng thủ của đối phương vẫn đang chống trả quyết liệt.

Trên thực tế, cho tới tận ngày nay, chưa từng có trận chiến nào giữa hai quốc gia có sức mạnh toàn diện, trong đó một bên có thể giành chiến thắng bằng cách chỉ dựa vào sức mạnh trên không.

Trong 4 cuộc chiến tranh cục bộ do Mỹ tham chiến từ những năm 1990 đến đầu thế kỷ này, quân đội nhiều nước đều tin rằng, không quân sẽ quyết định mọi thứ trong chiến tranh hiện đại; nhưng bản thân quân đội Mỹ chưa bao giờ khẳng định như vậy.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-9

Để lực lượng không quân đóng vai trò chủ lực trong chiến đấu, lợi thế về vốn, kỹ thuật và quy mô là không thể thiếu. 

Xét về thành phần lực lượng quân đội Mỹ hiện tại, bốn quân chủng chính có tổng cộng hơn 1,4 triệu quân, trong đó Hải quân là 380.600 quân, Không quân là 370.300, Thủy quân lục chiến là 171.300 và Lục quân là 479.400. Như vậy hiện tại, lực lượng tác chiến mặt đất vẫn chiếm đại đa số.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-10
 Quân đội Mỹ sẽ không duy trì lực lượng Lục quân 470.000 người, nếu họ cho rằng bộ binh là vô dụng.

Trong 4 quân chủng của Quân đội Mỹ, lực lượng Thủy quân lục chiến được trang bị với một số lượng lớn tàu chiến đấu đổ bộ và máy bay chiến đấu, nhưng nhiệm vụ chiến đấu chính của nó vẫn là hoạt động đổ bộ và chiến đấu trên mặt đất. Như vậy nếu tính tổng số, lực lượng tác chiến mặt đất của Quân đội Mỹ lên tới 650.000 quân.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-11

Thủy quân lục chiến Mỹ về cơ bản cũng là một lực lượng tác chiến trên bộ 

Quân đội Nga có kế thừa tư tưởng xây dựng của Quân đội Liên Xô?

Quân đội Mỹ đã tham gia 4 cuộc chiến tranh cục bộ trong những năm gần đây và lợi thế có được phần lớn do lực lượng không quân; nhưng họ vẫn duy trì một cụm tác chiến lớn trên bộ. Trong khi Nga đã giảm đáng kể quy mô binh lính mặt đất của mình, bất chấp khoảng cách rõ ràng giữa sức mạnh không quân và quân đội Mỹ.

Hiện nay, quân số của Hải quân Nga là khoảng 150.000 quân, Hàng không vũ trụ (gồm ba bộ phận chủ lực là Không quân, Phòng không và Lực lượng Vũ trụ) lên tới 430.000; Phòng không lục quân là 45.000 quân và Lực lượng tên lửa chiến lược là 120.000 quân.

Trong khi đó, Quân đội Nga chỉ có 240.000 lính bộ binh; số còn lại bộ đội biên phòng, bảo vệ nội bộ, v.v., không có khả năng tác chiến cường độ cao.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-12

Nga, quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới, chỉ có 240.000 lính bộ binh 

Có thể thấy, trong số các quân chủng của Nga, Lực lượng Hàng không vũ trụ là lực lượng lớn nhất, lớn hơn nhiều so với Không quân Mỹ; trong khi lực lượng bộ binh chỉ có 240.000 quân.

Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ có lợi thế rõ ràng khi đối đầu với các đối thủ yếu hơn. Ví dụ, thành tích của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga trong chiến dịch quân sự tại Syria là điều hiển nhiên.

Nhưng khi tham chiến trực tiếp trên chiến trường mặt đất, vấn đề không đủ quân số của Quân đội Nga ngay lập tức trở nên rõ ràng.

Vai tro cua luc luong bo binh nhin tu quan doi My va Nga-Hinh-13

Bộ binh của Quân đội Nga rõ ràng là không đủ trong chiến dịch quân sự đặc biệt của họ tại chiến trường Ukraine. 

Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, lực lượng tác chiến mặt đất của quân đội Nga lúc cao điểm nhất không vượt quá 300.000 quân, tức là vẫn chiếm 80% trong tổng số 136 tiểu đoàn hỗn hợp của nước này.

Qua đó có thể thấy, trong xây dựng lực lượng quân đội hiện nay, việc coi trọng sức mạnh không quân là đúng đắn; nhưng việc xây dựng và phát triển sức mạnh lực lượng chiến đấu mặt đất, nhất quyết không được để tụt hậu.

Tiến Minh (theo Sina)

>> xem thêm

Bình luận(0)