Khoa học và Đời sống số 47-2023

NĂM THỨ 65 THỨ NĂM (23/11/2023), SỐ 47 (4309 ) Những cô giáo dành cả thanh xuân… “cõng chữ lên non” QUÉT QRCODE ĐỌC KH&ĐS 14 6 19 17 11 4 OPPO Find N3 Flip và Samsung Galaxy Z Flip5: Smartphone nào đáng mua? Ngỡ ngàng bích họa Hà Nội xưa 3 2 Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải triệt để, hiệu quả LÂM ĐỒNG: Mỏi mòn chờ thi hành án vì vướng công trình trái phép Vụ Vạn Thịnh Phát - SCB không chỉ cho thấy kỷ lục về số tiền bị chiếm đoạt hơn 304 nghìn tỷ đồng, khoản nhận hối lộ đến 5,2 triệu USD, mà còn phơi bày sự câu kết giữa cán bộ với doanh nghiệp để cùng tham nhũng, trục lợi, gây bức xúc dư luận. Di chỉ khảo cổ học nổi tiếng Óc Eo - Ba Thê Lô thuốc điều trị ung thư Methotrexat 50 mg/2ml bị thu hồi, Bidiphar nói gì? TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: CÁN BỘ CÂU KẾT DOANH NGHIỆP… TRỤC LỢI: Góc khuất không chỉ Vạn Thịnh Phát, SCB?!

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 47 (4309) Thứ Năm (23/11/2023) 2 CÁN BỘ CÂU KẾT DOANH NGHIỆP… TRỤC LỢI: Góc khuất không chỉ Vạn Thịnh Phát, SCB?! Khoa học và Đời sống đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) của Quốc hội; Chuyên gia Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả (Bộ Tài chính; Đại biểu Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về vấn đề này. Cán bộ tiếp tay, bảo kê, doanh nghiệp lộng hành cùng trục lợi lPhi vụ hối lộ 5,2 triệu USD bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra, Giám sát của Ngân hàng Nhà nước, để bao che sai phạm cho Ngân hàng , được cho là lớn nhất từ trước tới nay? - Ông Lê Như Tiến: Theo dõi thông tin từ kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đối với vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB cho thấy nhiều con số gây sốc. Các đối tượng lam không ca nghìn hô so đê vay tin dung tren mọt triẹu tỷ đông cua ngan hang SCB. Số tiền chiếm đoạt lên đến 304 nghìn t đồng. Đặc biệt, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra, nhận hối lộ đến 5,2 triệu USD để bưng bít sai phạm. Đây cũng là số tiền nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay. Tôi cho rằng, những hành vi nhận hối lộ để bao che, bưng bít sai phạm như trên cần phải bị nghiêm trị, bởi đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. l Theo tìm hiểu, tất cả “đại án” đều bắt nguồn từ cán bộ câu kết doanh nghiệp để cùng tham nhũng, chứ không chỉ ồn ào lúc này là Vạn Thịnh Phát, SCB? Có cán bộ tiếp tay, bảo kê, chủ doanh nghiệp mới lộng hành? - Ông Lê Như Tiến: Không chỉ vụ Vạn Thịnh Phát - SCB, lâu nay, các đại án đều có thông tin về sự cấu kết giữa cán bộ, người có chức quyền với doanh nghiệp để tham nhũng trục lợi. Không có cán bộ tiếp tay, bảo kê, doanh nghiệp không thể lộng hành như vậy. Như vụ Vạn Thịnh Phát - SCB, nếu cán bộ thanh tra làm đúng chức trách nhiệm vụ, phát hiện và báo cáo nghiêm túc, các cơ quan chức năng đã có thông tin, chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Chính sự bao che, bưng bít này đã góp phần gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như hiện nay. - Đại biểu Trịnh Xuân An: Trong tất cả vụ việc đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, phòng ngừa là khâu quan trọng hơn cả. Nếu làm tốt khâu phòng ngừa, kiểm soát, xử lý được từ sớm, từ xa, hậu quả không ghê gớm như thế. Vì sao một cá nhân, một công ty lại có thể chiếm đoạt tới 1 triệu t đồng trong thời gian dài như vậy? Khâu phòng ngừa đến đâu, trách nhiệm cơ quan quản lý thế nào cần được đặt ra. Đối với tổ chức tín dụng, đã có một hệ thống quy định pháp luật rất đầy đủ, đồng bộ, với những biện pháp kiểm soát rủi ro rất chặt chẽ. SCB là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, theo các quy định của Nhà nước, tại sao lại xảy ra sự việc như vậy? Chúng ta có công cụ nhưng lại làm ụ Vạn Thịnh Phát - SCB không chỉ cho thấy kỷ lục về số tiền bị chiếm đoạt hơn 304 nghìn tỷ đồng, khoản nhận hối lộ đến 5,2 triệu USD, mà còn phơi bày sự câu kết giữa cán bộ với doanh nghiệp để cùng tham nhũng, trục lợi, gây bức xúc dư luận. lChế tài nào giám sát, kiểm tra hoạt động sở hữu chéo, thao túng trong lĩnh vực ngân hàng? - Đại biểu Trịnh Xuân An: Vụ Vạn Thịnh Phát – Ngân hàng SCB cho thấy, phương thức, thủ đoạn của bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát cũng đơn giản nhưng lại kéo dài. Đó là thành lập doanh nghiệp, mượn đứng tên mua cổ phiếu, thành lập các hệ sinh thái, tạo nên “lực lượng ma” để làm méo mó hoạt động tín dụng. Đây là biến tướng của các cặp sở hữu chéo. Các cặp sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng rất dễ dàng nhận ra, nhưng giải pháp gì để chặt "vòi bạch tuộc" này, hiện chúng ta đang bị lúng túng. Do đó, tôi cho rằng, việc sửa Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng giảm t lệ sở hữu cổ phần cũng chỉ là biện pháp rất kỹ thuật và hình thức. Sở hữu chéo và vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng, phải có biện pháp đặc biệt trong kiểm tra, giám sát và phải công khai minh bạch nhất có thể. Bên cạnh đó cần có biện pháp mạnh, làm lành mạnh hóa các hoạt động tín dụng. Theo tôi, cần áp dụng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn thế giới. Đơn vị nào không đáp ứng được yêu cầu phải loại ra ngoài. Đây cũng là cơ hội để chúng ta thanh lọc lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp, bảo đảm quyền lợi tối đa nhất cho người gửi tiền. Liệu nền kinh tế của nước ta có cần tới 50 ngân hàng lớn nhỏ? lXin cảm ơn các chuyên gia về cuộc trao đổi trên! HẢI NINH thực hiện chưa hết và dẫn đến vi phạm pháp luật và bị mua chuộc. Đồng thời, cần đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng và phải có cơ chế để kiểm soát lẫn nhau. Muốn vậy, cần phải có cơ chế đánh giá độc lập, kiểm tra chéo, chứ nếu để đến lúc “mất bò mới lo làm chuồng”, hậu quả sẽ rất lớn. Theo tôi, phải có một cơ quan kiểm tra, giám sát ngân hàng độc lập để phòng ngừa được từ xa. Chống tham nhũng là phòng chống cán bộ biến chất lTrở lại vấn đề nhức nhối hiện nay: Chống tham nhũng vẫn là phòng, chống cán bộ tự diễn biến, tự chuyển hóa? - Ông Lê Như Tiến: Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là một số cán bộ có chức vụ lợi dụng quyền lực để quyết định những vấn đề có lợi cho bản thân, cho “nhóm lợi ích”. Nguyên nhân lớn nhất là sự suy thoái về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất. Do đó, chống tham nhũng chính là chống việc đưa cán bộ không đúng tiêu chuẩn, không đúng quy định vào bộ máy nhà nước. Chống tham nhũng phải chống từ công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước. lVụ SCB là tảng băng chìm trong hệ thống ngân hàng. Tới lúc cơ quan chức trách nên vào cuộc, thanh, kiểm tra thực trạng “doanh nghiệp, đại gia đứng sau ngân hàng”? Có hay không lợi ích rút tiền gửi của dân bỏ túi đại gia? - Chuyên gia Ngô Trí Long: Vụ việc Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB là điển hình của tình trạng tập đoàn sân sau sở hữu ngân hàng thời gian qua đã và đang bị xử lý. Có tình trạng các tập đoàn sở hữu ngân hàng bởi sẽ rẻ hơn đi vay ngân hàng rất nhiều. Vấn đề chính phải xem hoạt động đó hiệu quả hay không. Thực tế trước đây, có hiện tượng tập đoàn sân sau phát hành trái phiếu thông qua ngân hàng, lại chuyển về đó. Tuy nhiên, thời gian qua, Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp, thanh, kiểm tra cụ thể. Nếu anh làm lãnh đạo ở hai lĩnh vực, giờ chỉ làm một lĩnh vực thôi. Để phát hiện thực trạng “doanh nghiệp, đại gia đứng sau ngân hàng” và xử lý thì cần thanh, kiểm tra. V Báo cáo tóm tắt công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023 tại Quốc hội ngày 21/11, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho hay, tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp. Số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%. Số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%. Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, cơ quan chức năng đã thụ lý, điều tra 1.103 vụ án với 2.951 bị can phạm tội về tham nhũng. Trong đó, khởi tố mới 732 vụ án với 2.106 bị can. Các cơ quan điều tra đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 499 vụ án với 1.205 bị can. TAND các cấp giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 747 vụ với 1.800 bị cáo, trong đó xét xử 562 vụ với 1.207 bị cáo về các tội tham nhũng. Tháng 6/2023, chất vấn tại Quốc hội, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, dẫn báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng, tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại. Theo ông Đồng, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro hệ thống, làm gia tăng một số rủi ro chính, trong đó có rủi ro thâu tóm, chi phối của nhóm cổ đông lớn và người có liên quan việc ngân hàng mẹ, các công ty con, công ty liên kết cùng đầu tư vào một doanh nghiệp, sở hữu cổ phần chi phối hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, Baovietbank và PVcombank có cổ đông là doanh nghiệp nhà nước sở hữu cổ phần chiếm trên 15% vốn điều lệ. Vụ việc bà Trương Mỹ Lan - Ngân hàng SCB, tập đoàn Masan và nhóm cổ đông lớn tại Techcombank, nhóm cổ đông tại ACB. CON SỐ VỀ TỘI PHẠM THAM NHŨNG, KINH TẾ SỞ HỮU CHÉO, THAO TÚNG LỢI ÍCH NHÓM TRONG NGÂN HÀNG VẪN ĐÁNG LO NGẠI Ông Lê Như Tiến. Đại biểu Trịnh Xuân An. VỤ VẠN THỊNH PHÁT - SCB: MỞ RỘNG ĐIỀU TRA, KHỞI TỐ 2 VỤ ÁN, 72 BỊ CAN Chiều 22/11, Ban Nội chính Trung ương thông tin về cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cho biết, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan đã mở rộng điều tra, khởi tố thêm 2 vụ án, khởi tố mới 72 bị can. Trong đó, 23 bị can là lãnh đạo cấp vụ, cục, cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra giám sát ngân hàng và cán bộ lãnh đạo thanh tra, ngân hàng một số địa phương.

CHUYỂN ĐỘNG 247 Số 47 (4309) Thứ Năm (23/11/2023) 3 Theo PGS.TS Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam, Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trước khi chấp thuận cho sử dụng đất thải than vào san lấp, cần phải nghiên cứu, đánh giá kỹ về các yếu tố nguy hiểm, bất lợi môi trường. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho phép tỉnh Quảng Ninh sử dụng hơn 12 triệu m3 đất đá thải trong quá trình khai thác than làm vật liệu san lấp. Đây là kết quả sau nhiều năm tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đề nghị Bộ TN&MT cho phép thu hồi, sử dụng chất thải trong quá trình khai thác than làm vật liệu san lấp. Ông Hoàng Cao Phương, Vụ trưởng Khoáng sản (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ TN&MT), cho biết, thành phần có trong đất đá thải các mỏ than vùng Quảng Ninh chủ yếu là khoáng vật, khoáng chất sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường. Do đó, đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ninh sử dụng nguồn đất đá thải mỏ để làm vật liệu san lấp là hợp lý. Tuy nhiên, do vướng mắc pháp lý và yêu cầu kiểm soát các chất độc hại trong chất thải nên đến nay Bộ TN&MT mới cho phép. PGS.TS Hoàng Hà cho rằng, nhiều nước trên thế giới đã tận dụng và sử dụng phổ biến các chất thải làm vật liệu vào những việc có ích, do đó ở nước ta cần đẩy nhanh hơn nữa việc chấp thuận để sử dụng thải than làm vật liệu san lấp, xây dựng là điều hợp lý. Những công trình, việc được phép sử dụng đất đá thải trong quá trình khai thác than làm vật liệu san lấp, sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng khoáng sản; giảm phát thải vào môi trường từ khai thác than, giảm diện tích đất phải sử dụng làm bãi thải ngoài, nhất là các mỏ than lộ thiên; đồng thời phù hợp chủ trương xây dựng nền kinh tế tuần hoàn của Chính phủ; tạo việc làm, tăng thu ngân sách địa phương, tháo gỡ khó khăn về nhu cầu vật liệu san lấp mặt bằng các dự án, công trình ở nhiều địa phương. "Tuy nhiên, trước khi chấp thuận cho một địa phương, một công trình được sử dụng đất thải than vào san lấp cần phải nghiên cứu, đánh giá kỹ về các yếu tố nguy hiểm, bất lợi môi trường. Chỉ khi đảm bảo được tiêu chuẩn mới được cấp phép", PGS.TS Hoàng Hà nhấn mạnh. THIÊN TUẤN Ngày 22/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến đối với kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; kết quả chỉ đạo giám sát, làm rõ sai phạm, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật liên quan lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tài sản công, định giá, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì cuộc họp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng tốt, có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học; cần xây dựng lý luận về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam. Về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tập trung xử lý dứt điểm những việc dở dang, các khâu còn yếu, những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là tập trung kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý nghiêm vi phạm liên quan những vụ án, vụ việc xảy ra tại Công ty Việt Á, Công ty AIC, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, phấn đấu từ nay đến hết năm 2023 kết thúc xác minh, xử lý 10 vụ việc; ban hành cáo trạng truy tố 5 vụ án; xét xử sơ thẩm 7 vụ án, xét xử phúc thẩm 3 vụ án. Trong số đó, ban hành cáo trạng truy tố đối với 2 vụ án (vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan); đưa ra xét xử sơ thẩm 4 vụ án trọng điểm: vụ án xảy ra tại Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng liên quan hợp tác, nghiên cứu sản xuất kit test COVID-19 với Công ty Việt Á; vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương và các đơn vị, địa phương có liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP HCM (Saigon Co.op). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, việc xem xét, xử lý chậm chạp, trì trệ, cần tìm rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần triệt để, hiệu quả, chứ không làm ví dụ, làm cho có, cần thiết thì phải gia hạn thời gian thực hiện, cho đến khi có kết quả. Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương tăng cường kiểm tra, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chức năng địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực, nhất là vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; Tỉnh ủy, Thành ủy và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh chỉ đạo xử lý. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cần tăng cường phối hợp, hợp đồng tác chiến hiệu quả hơn nữa giữa các cơ quan chức năng. Các cơ quan chức năng phải nghiên cứu, đề xuất, bổ sung, điều chỉnh, sửa luật phù hợp thực tế. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực cần tiếp tục hướng dẫn cụ thể, chi tiết chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương. Tại cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm những kiến nghị, đề xuất tại Báo cáo kết quả chỉ đạo giám sát của Đảng đoàn Quốc hội; chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ 25. TIỂU PHƯƠNG Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải triệt để, hiệu quả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần phải triệt để, hiệu quả, không làm ví dụ, làm cho có, cần thiết thì phải gia hạn thời gian thực hiện cho đến khi có kết quả. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp ngày 22/11. ẢNH: BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Có nên tận dụng thải than làm vật liệu san lấp? Thông tin về vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Nội chính Trung ương cho biết, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã quyết định xử lý, cần tin có căn cứ. Chiều 22/11, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) - tổ chức thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo. Liên quan việc ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản, ông Nguyễn Văn Yên, Phó ban Nội chính Trung ương, cho biết, vụ án đang được các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình trực tiếp thụ lý giải quyết. Theo ông Yên, vụ án chưa thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Các cơ quan chức năng đang thực hiện theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật. Phó ban Nội chính Trung ương nói, ông Lưu Bình Nhưỡng có nhiều ý kiến ở các diễn đàn khác nhau. Những đóng góp tốt của ông Lưu Bình Nhưỡng, chúng ta phải ghi nhận, nhưng vi phạm cũng phải xử lý. Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã quyết định xử lý, cần tin có căn cứ. Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định rất chặt chẽ, không một cơ quan nào có thể tự thực hiện. Toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra được Viện Kiểm sát cùng cấp kiểm soát trực tiếp, toàn diện và chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn. Nói về khó khăn, vướng mắc, ông Yên cho hay, cần phải xin hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng. Những vấn đề khác sẽ được cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm xử lý, chỉ đạo xử lý theo đúng quy định của Nhà nước. Thời gian tới sẽ có thêm thông tin về vụ việc để hiểu nhiều chiều, đánh giá công tâm, khách quan, đúng bản chất sai phạm. HẢI NINH Ngày 22/11, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung ký văn bản thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Văn bản nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội thông báo để cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và người sử dụng lao động thực hiện. Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được nghỉ Tết Âm lịch năm 2024 từ thứ Năm, ngày 8/2/2024, đến hết thứ Tư, ngày 14/2/2024. Đợt này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động. Đối với dịp lễ Quốc khánh, công chức, viên chức, người lao động nghỉ từ thứ Bảy, ngày 31/8/2024, đến thứ Ba, ngày 3/9/2024. Đợt nghỉ này bao gồm 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 2 ngày nghỉ hằng tuần. BẢO CHÂU TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Phó ban Nội chính Trung ương nói gì về vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng? 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Số 47 (4309) Thứ Năm (23/11/2023) 4 NGHE & NHÌN ĐINH THANH Hơn 30 bức tranh 3D được 4 họa sĩ - là cựu học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng - vẽ nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường này. Đó là tranh bích họa 3D thay thế tranh 2D đã cũ. Đặc biệt hơn, nơi đây còn có tác phẩm mô phỏng “tranh Phố” của họa sĩ Bùi Xuân Phái với sự cổ kính mà rất hiện thực. 30 bức tranh được chia làm 2 chủ đề là quá khứ và hiện tại. Những ngày này, rất nhiều bạn trẻ, du khách đến chụp ảnh, check-in tại bức tường bao quanh Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), cùng khám phá những nét đẹp của thành phố xưa qua các bức họa 3D sống động. Ngỡ ngàng bích họa Hà Nội xưa Phần quá khứ là những bức tranh về Hà Nội xưa như Phố cổ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Tháp nước Hàng Đậu, Cầu Long Biên… Ở hiện tại, các bức vẽ tái hiện khoảnh khắc đẹp trên phố Phan Đình Phùng. ĐINH THANH Sau khi xem truyền hình, biết phố Phan Đình Phùng có những bức tranh bích họa về Hà Nội xưa, cô Lê Thị Thắm (quận Đống Đa, Hà Nội), rủ bạn mặc áo dài chụp ảnh. Theo cô Thắm, những bức tranh này đ mô phỏng, phác họa lại bức tranh về Thủ đô xưa, nơi họ gắn bó hàng chục năm và rất đỗi tự hào. Các tác phẩm nổi bật dưới ánh nắng vàng, thu hút người dân đến với con phố này đê lưu giư hinh anh vê nét đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại. Chị Nguyễn Hồng Giang đến từ TP HCM, cho biết, qua những bức tranh này, chị thấy được phần nào lịch sử hào hùng của Hà Nội. “Tôi mong những con phố của thành phố luôn sạch sẽ, khang trang và các bức tường được khoác lên mình tranh vẽ kể về lịch sử của Thủ đô nghìn năm văn hiến”, chị Giang nói.

Số 47 (4309) Thứ Năm (23/11/2023) 5 SỨC KHỎE MỚI rời lạnh, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 30% và đáng chú ý là nhiều người… do chủ quan với cơn chóng mặt, dẫn đến tử vong và tàn phế. CÁCH PHÒNG ĐỘT QUỴ KHI TRỜI LẠNH 1. Tránh tiếp xúc đột ngột với thời tiết lạnh, đặc biệt khi trời lạnh dưới 15oC. Mặc quần áo ấm phù hợp khi đi ra ngoài: đội mũ len, đeo găng tay, đi giầy, mặc quần áo ấm... 2. Thường xuyên theo dõi huyết áp khi thời tiết thay đổi và báo ngay cho bác sĩ khi huyết áp tăng cao bất thường. 3. Khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát các bệnh lý nền thật tốt như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, … 4. Duy trì hoạt động thể dục thể thao thường xuyên. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý. 5. Thực hiện lối sống ăn uống lành mạnh: không ăn mặn, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol. Không uống rượu và ăn quá nhiều. 6. Tránh căng thẳng, stress. 7. Không hút thuốc lá, thuốc lào. Chóng mặt… coi chừng nguy cơ đột quỵ QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT “Trên 50% đột quỵ sống nền không có thiếu hụt thần kinh khu trú, bệnh nhân chỉ biểu hiện cơn chóng mặt. Hàng năm khoảng 2,6 triệu bệnh nhân chóng mặt nhập cấp cứu, 5% (100.000150.000) có đột quỵ, hầu hết vùng bên thân não hay tiểu não dưới, 40% chẩn đoán sai, tử vong hay tàn phế rất cao”- BSCKII. Bùi Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nói. Chủ quan chóng mặt, hậu quả khôn lường Trung tâm Đột Quỵ, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 85 tuổi, nhập viện với lý do triệu chứng chóng mặt ngày thứ 2. Bệnh nhân ở nhà đã tiêm truyền và uống thuốc nhưng không đỡ. Đến ngày thứ 2 gia đình gọi hỏi bệnh nhân không trả lời nên đã vào viện. Kết quả chụp CHT sọ não: Có hình ảnh tổn thương tiểu não, thân não do tắc thân nền nhưng quá giờ can thiệp. Bệnh nhân và gia đình đã bỏ qua thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân. Hiện tại bệnh nhân hôn mê, G: 3 điểm, thở máy, tiên lượng nặng nề. Tương tự, bệnh nhân nam, 66 tuổi (Phú Thọ) cũng nhập viện do chóng mặt kéo dài kèm theo liệt mặt. Người bệnh có biểu hiện chóng mặt đã tự điều trị tại nhà nhưng không đỡ, ngày hôm sau tình trạng chóng mặt tăng lên kèm theo xuất hiện méo miệng, gia đình mới đưa vào viện. Trên phim chụp CHT sọ não có hình ảnh nhồi máu não tiểu não, cầu não phải. Tuy nhiên, do người bệnh nhập viện vào ngày thứ 2 của triệu chứng bệnh, đã qua giờ vàng nên không chỉ định được biện pháp điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối, bỏ lỡ cơ hội phục hồi nhanh của người bệnh. BSCKII. Bùi Thị Thu Hà cho biết, rất nhiều bệnh nhân đột quỵ phải trả giá bằng tính mạng và sức khỏe của mình. Các bệnh nhân đều chủ quan với triệu chứng chóng mặt và nhầm lẫn với tiền đình,... mà không biết nó có thể là bệnh lý nguy hiểm - đột quỵ. Chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên: Thay đổi huyết áp, co thắt mạch máu não, nhồi máu tiểu não, thiếu máu não, tiền đình, mô não bị thiếu máu tạm thời và sớm được phục hồi nhờ cục máu đông tự vỡ (do kích thước nhỏ), hoặc mô não này có thể nhận được dòng máu từ một nhánh mạch máu cạnh bên. Tuy nhiên, cứ 10 bệnh nhân có cơn thiếu máu não “thoáng qua” thì sẽ có 1 người xuất hiện đột quỵ thật sự trong một tuần kế tiếp” – BS Hà nhấn mạnh Vì vậy, khi có biểu hiện của chóng mặt, người bệnh nên khám tại chuyên khoa thần kinh để tìm nguyên nhân và điều trị trúng đích. Gia tăng đột quỵ vì trời lạnh TS. Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Trung tâm đột quỵ não Bệnh viện TWQĐ 108 cảnh báo, miền Bắc đang bước vào thời tiết có nhiệt độ giảm mạnh, có thể khiến những bệnh liên quan đến thời tiết bùng phát, đặc biệt là đột quỵ – tai biến mạch máu não. Thời tiết lạnh bất thường vào thời điểm đêm và sáng cũng là nguyên nhân khiến các ca nhập viện vì biến chứng đột quỵ, tai biến tăng cao. Thống kê của Trung tâm đột quỵ não Bệnh viện TWQĐ 108 cho thấy, trung bình số bệnh nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15% THÚY NGA Tế bào thần kinh sẽ bị chết dần sau khi khởi phát đột quỵ. Cứ một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Vì thế, người đột quỵ cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân đột quỵ não được can thiệp trong vòng 3-4,5 giờ, cơ hội bình phục rất lớn. Đừng phí thời gian vào những việc vô ích như: Cạo gió, thoa dầu, uống trà đường,… Cơ hội cứu sống người đột quỵ, mang đến nhiều khả năng hồi phục nhất chính là việc cấp cứu ngay và xử trí sớm tại các Trung tâm Đột quỵ có đầy đủ phương pháp, trang thiết bị chuyên môn. Bệnh viện E: Số 87 phố Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Việt Đức: Số 16 - 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. NHẬT HÀ Bệnh viện cấp cứu xử lý nhanh đột quỵ tại Hà Nội tổn thương dây thần kinh VIII... Chóng mặt được phân làm 2 loại: Chóng mặt trung ương gây ra bởi các vấn đề từ não. Tiểu não chính là phần não bị ảnh hưởng nhiều nhất (thường gặp trong đột quỵ). Chóng mặt ngoại biên thường xảy ra do tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình bị tổn thương, chóng mặt ngoại biên lành tính tuy nhiên gây khó chịu cho người bệnh. Hội chứng tiền đình cấp nguyên nhân thường gặp như viêm thần kinh tiền đình (viêm mê đạo) và tổn thương trung ương (đột quỵ sống nền (83%), xơ cứng nhiều chỗ (11%), nguyên nhân khác (6%). Trên 50% đột quỵ sống nền không có thiếu hụt thần kinh khu trú, bệnh nhân chỉ biểu hiện cơn chóng mặt. Nếu không chẩn đoán sớm, đột quỵ tiểu não dưới có thể gây phù tiểu não, chèn ép thân não, tử vong. Không chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phòng ngừa sớm hội chứng tiền đình cấp do thiếu máu còn dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ tái phát. “Trong nhiều trường hợp, người đột quỵ chỉ có triệu chứng chóng mặt “thoáng qua”, khoảng một giờ sau đó giảm dần, nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình đã khỏe. Vì sự tắc nghẽn mạch máu nhỏ sẽ khiến một phần nhỏ đến 30%. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu hay rét đậm, rét hại các ca bệnh càng tăng cao bất thường. Không chỉ các ca mới, những người tiểu sử bị đột quỵ, tai biến cũng có nguy cơ tái phát cao hơn. Theo các thống kê, tổng số ca tai biến chiếm 85% nguyên nhân đột quỵ là do các thiếu máu não cục bộ, còn 15% còn lại đột quỵ là do xuất huyết não. Thông thường, các biểu hiện trước đột quỵ không đau, thậm chí diễn ra nhanh chóng khiến người bệnh chủ quan và không hề biết rằng một cơn đột quỵ sắp xảy ra. Các triệu chứng chỉ rõ rệt khi bệnh nhân đã vỡ mạch máu não. Vì thế, điều quan trọng là cần phát hiện sớm. Theo PGS. TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bạch Mai, trong những tháng mùa đông, số lượng bệnh nhân nhập viện tăng lên đáng kể, và số ca nặng cũng tăng cao. Nghiên cứu kiểm tra gần 172.000 ca nhập viện do đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở Hoa Kỳ và nhận thấy đột quỵ gia tăng đáng kể khi thời tiết lạnh hơn và đặc biệt khi nhiệt độ có sự dao động lớn. Một nghiên cứu của Đức nhận thấy rằng, khi nhiệt độ giảm 2,9oC trong 24 giờ, đột quỵ não tăng 11% và đặc biệt, t lệ này sẽ cao hơn đối với những người có sẵn nguy cơ đột quỵ như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, … Nguy cơ bị đột quỵ tăng 80%, đặc biệt khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C và nhiệt độ giảm đột ngột. Nguyên nhân là do nhiệt độ lạnh có thể làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp. Và nó cũng có thể làm máu cô đặc lại, có thể dẫn đến hình thành cục máu đông. Hơn nữa, trời lạnh nhiều người lười vận động tập thể thao, nhiều căng thẳng stress kết hợp những thói quen không lành mạnh như ăn và uống quá nhiều... cũng khiến tăng nguy cơ đột quỵ. T Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau tim mạch và ung thư và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chi phí để điều trị cho đột quỵ hàng năm ở Mỹ là 36,5 tỷ USD trong đó bao gồm thuốc men, chăm sóc y tế, số ngày nghỉ việc. Tại Việt Nam chưa có con số chính xác về chi phí điều trị đột quỵ. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Dự báo tới năm 2025 ở Mỹ sẽ có khoảng 18,7% dân số mắc đột quỵ. Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ Kết quả chụp CHT sọ n o của bệnh nhân đột quỵ

Số 47 (4309) Thứ Năm (23/11/2023) 6 au khi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành quyết định thu hồi Giấy đăng ký lưu hành thuốc, đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc đối với Methotrexat 50 mg/2ml (số đăng ký QLĐB-638-17), dư luận quan tâm Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) xử lý lô thuốc này thế nào? SỨC KHỎE MỚI bị thu hồi, Bidiphar nói gì? HỮU THÔNG Hội, thành phố Quy Nhơn) sản xuất. Lý do, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Dược. Cụ thể, Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trong trường hợp "Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1". Sau khi có thông báo trên, khảo sát của PV tại một số nhà thuốc lớn trên địa bàn TP HCM như Long Châu, An Tâm, Hoàng Khang… các nhân viên tại đây nói không bán thuốc Methotrexat Bidiphar 50 mg/2ml. Trước đó, thuốc Methotrexat 50 mg/2ml có giá bán từ 65.000 đến 76.000 đồng/ lọ. Thuốc không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng ThS.DS Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Trung ương 71, cho hay, thuốc là sản phẩm có tác Thuốc Methotrexat 50 mg - Bidiphar điều trị bệnh ung thư gì? Theo thông tin trên trang Bidiphar. com, thuốc Methotrexat Bidiphar được giới thiệu điều trị ung thư, dùng ở đường tiêm. Một lọ 2 ml dung dịch tiêm gồm Methotrexat và các tá dược Natri hydroxyd, natri clorid, disodium edetat, nước cất pha tiêm. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp: Ung thư lá nuôi, bệnh bạch cầu, ung thư vú; ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư đầu và cổ, sarcom xương, sarcom sụn, sarcom sợi; bệnh vảy nến, viêm khớp vảy nến, viêm đa khớp dạng thấp, u sùi dạng nấm (u lympho tế bào T), u lympho không Hodgkin… Theo các bác sĩ, điều trị Methotrexat cần được thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm về hóa trị liệu chống ung thư giám sát. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng liều Methotrexat rất cao, sau đó trung hòa tác dụng phụ bằng acid folinic để điều trị một số ung thư ác tính. Liều lượng được tính theo từng người bệnh. Methotrexat có thể tiêm bắp, tĩnh mạch, động mạch hoặc trong ống tủy sống. Liều lượng và liệu trình sử dụng thuốc rất khác nhau, cần phải được điều chỉnh theo chức năng tủy xương hoặc các độc tính khác. Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có thông báo thu hồi Giấy đăng ký lưu hành thuốc, đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc đối với thuốc Methotrexat Bidiphar 50 mg/2ml (số đăng ký QLĐB638-17), do Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar, số 498 Nguyễn Thái Học, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đăng ký. Sản phẩm do Chi nhánh Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định - Nhà máy công nghệ cao Nhơn Hội (địa chỉ tại Lô A3.01-A3.02-A3.03, khu A Khu kinh tế Nhơn Hội, xã Nhơn S Thuốc Methotrexat Bidiphar 50mg/2ml được giới thiệu trên trang bidiphar.com - Ảnh chụp màn hình Đây không phải lần đầu Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định dính "lùm xùm" liên quan thuốc Methotrexat Bidiphar. Tháng 12/2021, Cục Quản lý Dược có thông báo thu hồi toàn quốc thuốc dung dịch tiêm Methotrexat Bidiphar 50mg/2ml (số GĐKLH: QLĐB-638-17, số lô: 21003; ngày SX: 30/8/2021; HD: 30/8/2023) của Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định sản xuất do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Theo đó, mẫu thuốc được Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm TP Hà Nội lấy tại Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Trung ương. Mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu nội độc tố vi khuẩn và độ vô khuẩn. Ngày 3/12/2021, Cục Quản lý Dược cũng nhận được công văn của Bệnh viện Nhi Trung ương về việc phát hiện một số dấu hiệu bất thường trên bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc Methotrexat Bidiphar 50mg/2ml số lô như trên. Để đảm bảo chất lượng thuốc, an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược thu hồi toàn quốc thuốc dung dịch tiêm Methotrexat Bidiphar 50mg/2ml nêu trên. Đến tháng 7/2023, Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định bị phạt 100 triệu đồng do sản xuất thuốc vi phạm chất lượng mức độ 1 đối với Methotrexat Bidiphar 50mg/2ml (số giấy đăng ký lưu hành QLĐB-638-17, số lô 21003, ngày sản xuất 30/8/2021, hạn dùng 30/8/2023). Ngoài ra, đơn vị này còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động dây chuyền sản xuất thuốc tiêm độc tế bào 2 tháng kể từ ngày ban hành quyết định. Bidiphar cũng bị buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc vi phạm chất lượng.

Số 47 (4309) Thứ Năm (23/11/2023) 7 SỨC KHỎE MỚI Không vứt rau củ quả bị hỏng: Để tiết kiệm, nhiều người không vứt bỏ thực phẩm bị ôi thiu, mốc meo mà chỉ cắt bỏ phần hỏng rồi nấu ăn tiếp. Các loại thực phẩm có tinh bột như lạc và ngô bị thiu mốc, biến chất có thể sinh ra độc tố aflatoxin, ăn lâu dài có thể gây ung thư gan. Các loại trái cây thối hỏng như táo, chuối có thể gây rối loạn chuyển hóa, phù thận ở trường hợp nhẹ, tổn thương dây thần kinh, hệ hô hấp trong trường hợp nặng, thậm chí ung thư gan. Không bật máy hút mùi khi nấu: Một số người không bật máy hút mùi khi nấu ăn để tiết kiệm điện. Họ không biết rằng, dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra lượng lớn chất độc hại, có thể gây ung thư, khô mắt, khô họng, tức ngực, chóng mặt và các triệu chứng khó chịu khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiếp xúc chất này trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến t lệ mắc ung thư phổi ở phụ nữ tăng cao. Do vậy, bạn nên chọn máy hút mùi có lực hút mạnh, bật máy trước khi đun nấu và đợi vài phút sau khi nấu xong mới tắt. Không thay thớt, đũa: Nhiều người dùng thớt và đũa gỗ để trong nhà bếp vài năm không thay. Tuy nhiên, thớt dùng lâu ngày, trên thớt có nhiều vết dao, đũa tre, gỗ dùng lâu ngày dễ bị nứt, ẩn chứa cặn thức ăn dẫn đến nấm mốc, có thể sinh ra chất gây ung thư aflatoxin, làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng và các bệnh ung thư khác. Nên thay đũa, thớt sau nửa năm sử dụng, nếu mốc thì phải vứt bỏ ngay. Sử dụng thớt cần chú ý thái riêng đồ sống và đồ chín, rửa sạch thường xuyên. Không vứt đồ ăn để qua đêm: Rau để qua đêm không những mất nhiều chất dinh dưỡng mà còn dễ sinh sôi vi khuẩn, người có chức năng đường tiêu hóa yếu sau khi ăn dễ bị tiêu chảy. Để rau qua đêm còn có thể sinh ra nitrit, ăn lâu dài gây đột biến tế bào và ung thư dạ dày. Các món ăn nên được nấu chín và ăn ngay, nếu không thể ăn hết thì nên bọc kín và cho vào tủ lạnh kịp thời, ăn hết càng sớm càng tốt. AN AN (Theo ABLW) dụng phòng, chữa bệnh. Hoạt chất chứa trong thuốc quyết định tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, thuốc được sản xuất và lưu hành phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, không để thuốc kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Khi lưu hành trên thị trường, nếu điều kiện bảo quản không tốt, không đúng, dẫn đến chất lượng thuốc bị thay đổi về hàm lượng hoạt chất, sinh khả dụng bị hạ xuống, hoặc hạn dùng đã hết, thuốc bị phân hủy trong quá trình bảo quản, lưu thông, phân phối do ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… thì phải thu hồi kịp thời. ThS.DS Lê Quốc Thịnh khẳng định, thuốc kém chất lượng có chứa hoạt chất nhưng không đạt tiêu chuẩn, người dùng sẽ không hết bệnh hoặc bệnh ngày càng nặng thêm. Nguy hại hơn, hoạt chất, thậm chí tá dược chứa trong thuốc kém chất lượng không tinh khiết và nếu lẫn độc chất, người dùng có thể tử vong. Hơn nữa, thuốc kém chất lượng, bị thu hồi, không chỉ gây hại cho người sử dụng, mà có thể gây hại cho cộng đồng. Methotrexat, cũng như các loại thuốc khác, nếu không đảm bảo chất lượng, bị thu hồi, đương nhiên sẽ ảnh hưởng sức khoẻ nếu bệnh nhân sử dụng. Công ty Bidiphar nói gì? Liên quan việc thu hồi Giấy đăng ký lưu hành thuốc, đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc đối với Methotrexat 50 mg/2ml (số đăng ký QLĐB-63817), Bidiphar đã phát thông cáo cho hay, sự việc xảy ra năm 2021 trên dây chuyền sản xuất cũ. Lô sản phẩm thuốc Methotrexat Bidiphar 50mg/2m1 vi phạm đã được công ty thu hồi, sau đó tiêu hủy. Các hoạt động rà soát, đánh giá 4 thói quen phổ biến “mời gọi” ung thư, cần tránh ngay 7 thực phẩm quen thuộc là “khắc tinh” của tế bào ung thư yếu tố nguy cơ và hành động phòng ngừa được thực hiện tại thời điểm đó. Công ty đã báo cáo cơ quan chức năng. Hoạt động sản xuất trở lại bình thường với mức độ kiểm soát cao hơn từ năm 2022. Cũng theo Bidiphar, hiện nay, toàn bộ thuốc ung thư đã được chuyển sang sản xuất trên dây chuyền hoàn toàn mới, công nghệ hiện đại, tự động, khép kín tại Khu Kinh tế Nhơn Hội, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Về mặt pháp lý, trao đổi với PV Khoa học & Đời sống, luật sư Nguyễn Quang Lập (Đoàn Luật sư TP HCM) dẫn khoản 5 Điều 12 Thông tư 11/2018/TT-BYT quy định triển khai thu hồi thuốc theo hình thức bắt buộc như sau: Cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc phải dừng việc cung cấp, sử dụng; biệt trữ thuốc còn tồn tại cơ sở; lập danh sách các cơ sở kinh doanh, sử dụng, cá nhân (nếu có) đã mua thuốc, liên hệ và tiếp nhận thuốc được trả về; trả về cơ sở cung cấp thuốc. Cơ sở sản xuất (đối với thuốc sản xuất trong nước), cơ sở nhập khẩu phối hợp với cơ sở ủy thác nhập khẩu hoặc cơ sở đầu mối phân phối thuốc (đối với thuốc nhập khẩu) chịu trách nhiệm thực hiện thu hồi thuốc vi phạm. Biên bản thu hồi thuốc thực hiện theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 11/2018/TT-BYT. Trường hợp cơ sở kinh doanh, cung cấp thuốc không thực hiện thu hồi thuốc hoặc không tiếp nhận thuốc trả về, cơ sở, cá nhân mua, sử dụng thuốc báo cáo Sở Y tế trên địa bàn để xử lý theo quy định. Việc thu hồi thuốc phải được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Dược 2016: Thu hồi ở tất cả cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng trong trường hợp thuốc vi phạm ở mức độ 1, việc thu hồi phải hoàn thành trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi. Thu hồi ở tất cả cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng trong trường hợp thuốc vi phạm ở mức độ 2, việc thu hồi phải hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi. Thu hồi ở tất cả cơ sở kinh doanh dược trong trường hợp thuốc vi phạm ở mức độ 3, việc thu hồi phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi. Trường hợp việc thu hồi thuốc vi phạm ở mức độ 1 và việc thu hồi thuốc vượt quá khả năng thu hồi của cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc hoặc quá thời hạn thu hồi mà cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức cưỡng chế thu hồi thuốc; cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu thuốc có trách nhiệm thanh toán chi phí cho việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi. Nhiều người duy trì một số thói quen tiết kiệm trong ăn uống có thể gây ung thư. Một số thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt không chỉ bổ dưỡng mà còn có chất chống ung thư, ức chế sự phát triển của khối u và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Khoai lang: Thực phẩm quen thuộc này có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và ức chế các tế bào ung thư đang tồn tại trong cơ thể. Theo nghiên cứu, khả năng ức chế của khoai lang đối với tế bào ung thư rất rõ ràng và t lệ ức chế của khoai lang nấu chín đối với tế bào ung thư là 98,7%. Nghệ: Curcumin trong nghệ được chứng minh ở các nghiên cứu lâm sàng về khả năng ức chế tế bào ung thư gia tăng và di căn có liên quan một loạt bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng, thận, bàng quang, bạch cầu, ung thư bạch cầu, ung thư ruột kết, gan, tụy, phổi và u lympho. Nghiên cứu cũng ghi nhận, nghệ có thể giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột và chống lại bệnh trầm cảm. Bí đỏ: Trong số nhiều thành phần bí đỏ được công nhận với tính chất lành mạnh, vitamin C, canxi, chất xơ và thành phần tryptophan - P có chức năng ức chế chất gây ra ung thư, hiệu quả rất tốt trong phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, bí đỏ còn giúp phòng ngừa béo phì, tiểu đường và mỡ máu, cholesterol cao, Hàm lượng vitamin A trong bí đỏ cũng rất cao. Củ cải trắng: Đây là một trong các siêu thực phẩm có khả năng giảm nguy cơ ung thư. Có câu ngạn ngữ rằng: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả cuộc đời không cần vào hiệu thuốc” và “củ cải tháng 10 chính là nhân sâm nước”. Mướp đắng: Công dụng sức khỏe tuyệt vời của mướp đắng đã được cả Đông y lẫn Tây y công nhận, trong đó có phòng ngừa ung thư. Theo Tây y, công dụng chống ung thư của mướp đắng đến từ chất protein quinine, đây là loại protein hoạt tính kích hoạt tế bào miễn dịch, sau đó là quá trình tiêu diệt tế bào ung thư hoặc các tế bào không bình thường khác thông qua tế bào miễn dịch này. Cà chua: Chất lycopene trong cà chua nổi tiếng với đặc tính chống ung thư. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng lycopene làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày. Cà rốt: Ăn cà rốt tốt cho mắt và còn giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và bệnh bạch cầu. Cà rốt giàu caroten (chất chống oxy hóa) chống lại các gốc tự do (các phân tử liên quan đến ung thư và lão hóa). THẢO NGUYÊN

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==