Doanh nghiệp sở hữu ngân hàng: Kiểm soát thế nào để tránh lặp lại kịch bản SCB?

Doanh nghiệp sở hữu ngân hàng: Kiểm soát thế nào để tránh lặp lại kịch bản SCB?

Để kiểm soát tình trạng tập đoàn sân sau, đặc biệt là tập đoàn BĐS sở hữu ngân hàng, cần phải thanh tra, giám sát thường xuyên và có chế tài kiểm soát chặt chẽ.
Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa qua. Ngân hàng Nhà nước đưa ra đề xuất theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân, nhằm ngăn ngừa sở hữu chéo tại các ngân hàng.
Tập đoàn sân sau sở hữu ngân hàng - vấn đề nhức nhối
Tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng là vấn đề nhức nhối trong suốt thời gian qua, đặc biệt việc huy động vốn cho vay đối với doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của tập đoàn kinh tế tư nhân. Mối quan hệ giữa tập đoàn bất động sản (BĐS) và ngân hàng làm dấy lên lo ngại về tình trạng vốn tín dụng chảy vào sân sau của lãnh đạo nhà băng. Vụ việc ngân hàng SCBVạn Thịnh Phát là điển hình việc nhiều doanh nghiệp là đại gia đứng sau ngân hàng.
Sở hữu chéo như ma trận giữa các ngân hàng thương mại với nhau, giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng để huy động vốn phục vụ chủ yếu cho hoạt động của chính doanh nghiệp giữ cổ phần vốn sở hữu. Dẫn đến làm gia tăng rủi ro cũng như tăng vốn ảo thông qua việc đi vay để đầu tư, góp vốn lẫn nhau trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty con. Ngân hàng mẹ, các công ty con, công ty liên kết cùng đầu tư vào doanh nghiệp, sở hữu cổ phần, chi phối hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại dẫn đến vốn toàn hệ thống tăng ảo. Nhiều ngân hàng có bề ngoài đẹp nhưng đang “ủ bệnh”, không biết bục ra lúc nào. Thực tế vẫn có sự tồn tại của cổ đông lớn đứng danh hoặc không đứng danh trong Hội đồng quản trị, ban điều hành, nắm cổ phần chi phối ngày càng nhiều hoạt động của ngân hàng.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?
Trụ sở Vạn Thịnh Phát. 
Chuyên gia Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho biết, tình trạng tập đoàn sân sau sở hữu ngân hàng thời gian qua đã bị xử lý, điển hình là vụ việc Ngân hàng SCB.
“Có tình trạng các tập đoàn sở hữu ngân hàng bởi sẽ rẻ hơn đi vay ngân hàng rất nhiều. Vấn đề chính phải xem hoạt động đó hiệu quả hay không. Thực tế trước đây, có hiện tượng tập đoàn sân sau phát hành trái phiếu thông qua ngân hàng, lại chuyển về đó. Tuy nhiên, thời gian qua, Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp, thanh, kiểm tra rất cụ thể. Nếu anh làm lãnh đạo ở hai lĩnh vực, giờ chỉ làm một lĩnh vực thôi. Để phát hiện tình trạng này và xử lý cần thanh, kiểm tra”, chuyên gia Ngô Trí Long nêu ý kiến.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-2
Chuyên gia Ngô Trí Long 
“Có tình trạng các tập đoàn sở hữu ngân hàng bởi sẽ rẻ hơn đi vay ngân hàng rất nhiều. Vấn đề chính phải xem hoạt động đó hiệu quả hay không. Thực tế trước đây, có hiện tượng tập đoàn sân sau phát hành trái phiếu thông
qua ngân hàng, lại chuyển về đó”, chuyên gia Ngô Trí Long.
 
Siết tỷ lệ sở hữu khó chống sở hữu chéo?
Nói về động thái của Ngân hàng Nhà nước đề xuất theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân để chống sở hữu chéo ngân hàng, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, cho rằng, các quy định về ngăn sở hữu chéo và tăng tính đại chúng của một ngân hàng chưa đủ để ngăn tình trạng này. Nguyên nhân, theo ông Nghĩa, khâu thanh tra giám sát ở Việt Nam còn quá yếu.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho hay, ở các nước, tình trạng sở hữu chéo ngân hàng được kiểm soát khá tốt vì cấu trúc sở hữu minh bạch. Cụ thể, các tập đoàn nước ngoài doanh thu hàng trăm tỷ USD, song cũng chỉ sở hữu vài ba công ty con. Trong khi đó, các tập đoàn của Việt Nam có tới hàng trăm công ty con, như Vạn Thịnh Phát có 762 công ty liên quan. Đồng thời, ở nhiều nước, không có chuyện liên kết sở hữu để thành nhóm sở hữu như nước ta. Trong khi đó, tình trạng này ở Việt Nam khá phổ biến: Bố nắm 5% vốn, mẹ 5% vốn, rồi con cháu, họ hàng…, tổng cộng lại chiếm 50-60% vốn ngân hàng. Thậm chí, có những cá nhân không nắm giữ cổ phần ngân hàng, song vẫn chi phối.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-3
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa 
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm, cho rằng, kinh doanh thuộc quyền của doanh nghiệp nhưng đối với ngân hàng - tổ chức tín dụng đặc thù - uy tín là hết sức quan trọng. Trường hợp ngân hàng có nhiều vướng mắc về pháp lý, rõ ràng cảnh báo về sức hút bị giảm sút, sẽ gây ra hậu quả pháp lý đối với việc không mặn mà tham gia giao dịch từ khách hàng là tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu tín dụng.
Theo quy định hiện hành của Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng và người liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
Điều này cho thấy kiểm soát về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cá nhân, tổ chức trong tổ chức tín dụng, về cơ bản, chỉ kiểm soát được phần nào bề nổi của “tảng băng chìm”.
Theo ông Tú, việc siết chặt có thể làm doanh nghiệp khó phát triển, ảnh hưởng nền kinh tế nên theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó có hoạt động tín dụng: “Kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước”.
Trên tinh thần đó, cần chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Cần tăng cường giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống tín dụng ngân hàng thương mại hoạt động theo đúng khuôn khổ của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng theo quy định của Luật tín dụng và các quy định có liên quan, Ngân hàng Nhà nước sẽ vào cuộc để xác minh, thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm (nếu có).
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-4
Luật sư Trương Anh Tú 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên thực tế, dù luật không cho phép sở hữu chéo nhưng thực tiễn có thể các cổ đông nhờ những người có liên quan đứng tên mà đối với ngân hàng cũng không thể nắm được, như một số vụ án mới đây cho thấy có những trường hợp đứng tên sở hữu. Do vậy, quy định trong dự thảo Luật chỉ là một trong những cách để hạn chế. Muốn giải quyết căn cơ được việc này Thống đốc cho rằng, đòi hỏi rất nhiều các công cụ và giải pháp và từ nhiều cơ quan khác nhau, như minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, các giao dịch, lập cơ sở dữ liệu các giao dịch về vốn cổ phần hay là các giao dịch của các doanh nghiệp...
Chặn tình trạng vốn tín dụng chảy vào sân sau của lãnh đạo ngân hàng
Theo Luật sư Trương Anh Tú, kinh doanh BĐS là hoạt động mang tính đặc thù, cần nhiều vốn. Các doanh nghiệp BĐS có xu hướng sử dụng vốn vay từ tổ chức tín dụng là bình thường, trong khuôn khổ pháp luật quy định. Những trường hợp sử dụng không đúng vốn vay và không đảm bảo điều kiện huy động vốn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Về phía ngân hàng, theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng không được kinh doanh BĐS, trừ trường hợp “nắm giữ BĐS do việc xử lý nợ vay”. Trong 3 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng thông báo cho bên liên quan về việc quyết định xử lý tài sản đảm bảo do không trả được nợ, phải xử lý tài sản đảm bảo. Nếu quá thời gian này, tổ chức tín dụng vẫn chưa xử lý tài sản, hành vi nắm giữ BĐS là vi phạm luật.
Việc mua lại tài sản phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm (sau khi phát mãi và đưa ra đấu giá công khai thông qua hội đồng đấu giá nhưng vẫn không có người mua). Trường hợp tổ chức tín dụng mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động, chi phí không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Do đó, việc chặn tình trạng vốn tín dụng chạy vào sân sau của các lãnh đạo ngân hàng (chủ yếu là doanh nghiệp BĐS) thể hiện sự thận trọng với tín dụng BĐS của ngân hàng là cần thiết. Tuy nhiên, nên thận trọng chứ không phải “chặn” hay “siết”, bởi nếu thị trường BĐS biến động đều gây ảnh hưởng ngân hàng. Hơn hết cần xác định vai trò của thị trường tiền tệ bằng việc quản lý cổ phiếu và trái phiếu và các giải pháp để bảo vệ quyền huy động vốn của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo ngân hàng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thời gian qua, quan hệ khăng khít giữa ngân hàng và các doanh nghiệp liên quan với người nội bộ gây ra nhiều lo ngại. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, bản chất mối quan hệ này không hẳn xấu, mà đôi khi còn giúp dòng vốn ngân hàng luân chuyển và sử dụng hiệu quả hơn. Điều quan trọng là việc cấp tín dụng ngân hàng cho công ty sân sau phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-5
 
Nhận định về ý kiến trên, luật sư Trương Anh Tú cho rằng, trong hoạt động kinh doanh, quan điểm của Nhà nước vẫn tôn trọng “Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật”. Quan trọng hơn cả là việc thực thi pháp luật và hoạt động giám sát của cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan khác có liên quan hoạt động tín dụng.
Tăng cường và mở rộng phạm vi giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước liên quan hoạt động chào bán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Kiểm soát hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.
Theo đó, Bộ Tài chính phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp BĐS, tổ chức tín dụng có liên quan doanh nghiệp BĐS; doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao; doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ; doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.
Doanh nghiep so huu ngan hang: Kiem soat the nao de tranh lap lai kich ban SCB?-Hinh-6
 
Cùng đó, có sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm phát hành trái phiếu) của doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật; tạo điều kiện, không làm cản trở doanh nghiệp (đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên thực tế, dù luật không cho phép sở hữu chéo nhưng thực tiễn có thể các cổ đông nhờ những người có liên quan đứng tên mà đối với ngân hàng cũng không thể nắm được, như một số vụ án mới đây cho thấy có những trường hợp đứng tên sở hữu. Do vậy, quy định trong dự thảo Luật chỉ là một trong những cách để hạn chế. Muốn giải quyết căn cơ được việc này Thống đốc cho rằng, đòi hỏi rất nhiều các công cụ và giải pháp và từ nhiều cơ quan khác nhau, như minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, các giao dịch, lập cơ sở dữ liệu các giao dịch về vốn cổ phần hay là các giao dịch của các doanh nghiệp...
Quy định hiện hành của Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng, tại điểm a, khoản 2 và khoản 3 Điều 55 như sau:
“a) Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật này” và:
“3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác”.
 

Thực hiện: Hải Ninh 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu