Con mắc chứng tự kỷ, bố làm điều ai cũng phẫn hận

Google News

Thất vọng, xấu hổ khi sinh ra một đứa con tự kỷ, người bố chia sẻ tâm sự lên mạng xã hội nhưng phải nhận về nhiều lời chỉ trích.

Một người đàn ông ở Malaysia mới đây đã đăng tải tâm sự, tiết lộ rằng anh rất thất vọng khi biết con đầu lòng mắc chứng tự kỷ. Cả hai vợ chồng anh đều cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng, mất mặt với mọi người, cuối cùng không biết làm sao, chỉ có thể oán trời trách đất bằng những câu nói: "Tôi đã làm gì sai? Vợ tôi cũng vậy, chúng tôi có tội tình gì, tại sao lại sinh ra một đứa con như thế chứ?"...
Theo chia sẻ của người bố, khi biết tin đứa con đầu lòng của họ được xác nhận mắc chứng tự kỷ, anh vô cùng thất vọng, vợ anh hiện tại vẫn chưa chấp nhận nổi và khóc rất nhiều.
Con mac chung tu ky, bo lam dieu ai cung phan han
Ảnh minh họa. 
"Chúng tôi đã lên kế hoạch và chuẩn bị sinh con chu đáo nhưng lại sinh ra một đứa con khuyết tật, tôi ghét tất cả mọi thứ về nó. Tôi thất vọng vô cùng, tôi và vợ đều là những người lương thiện, không làm gì sai trái, tại sao lại trừng phạt chúng tôi như vậy?", người đàn ông chia sẻ.
Ngay khi bài viết này xuất hiện, cư dân mạng đã không thể chịu đựng được và chỉ trích người bố: "Không phải đứa trẻ khuyết tật mà chính bạn mới là người khuyết tật, sao lại có suy nghĩ như vậy, đứa trẻ có muốn bị bệnh tật đâu", "Con cái là món quà, đừng nặng lời như vậy. Hơn nữa, nếu phát hiện sớm, thông qua giáo dục và chăm sóc đặc biệt, tình trạng của trẻ có thể được cải thiện", "Chuyện không ai mong muốn nhưng hãy chấp nhận mọi thứ về đứa trẻ nhé, lạc quan lên, với tư cách là cha mẹ, hai vợ chồng anh nên có trách nhiệm và nuôi dạy con cái cho tốt".
Trên thực tế, theo Tổ chức Tự kỷ Trung Quốc, tự kỷ là một rối loạn phát triển do tổn thương não bẩm sinh, sự phát triển bất thường của não này không thể chữa khỏi hoàn toàn dù có phẫu thuật, dùng thuốc, thậm chí là chế độ ăn uống hay thay đổi lâu dài trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng, hiện các phương cách giáo dục đặc biệt vẫn được sử dụng để dạy trẻ tự kỷ học các hành vi thích ứng.

 


Kiều Dụ (Theo CT)

>> xem thêm

Bình luận(0)