Gắp xương gà 2,5 cm cắm sâu vào thực quản nam bệnh nhân

Google News

Các bác sĩ bệnh viện Hùng Vương cho biết, hóc xương thường ở những vị trí hẹp của đường tiêu hoá có thể rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời.

Chiều 13/3, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương Phú Thọ cho biết, bệnh viện vừa gắp thành công xương gà đâm sâu vào thực quản cho một bệnh nhân nam, 47 tuổi.

Bệnh nhân bị hóc xương gà từ bữa tối hôm trước. Bệnh nhân đã đi khám và nội soi họng tại trung tâm y tế huyện nhưng không phát hiện được dị vật. Người bệnh đến với Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương trong tình trạng khó chịu, đau nhiều tại vùng cổ, nuốt khó nuốt vướng.

Bệnh nhân được chỉ định chụp X-Quang xác định vị trí mảnh xương cắm vào thực quản và nội soi cấp cứu gắp dị vật. Chỉ trong 2 phút, kíp các bác sĩ và kỹ thuật viên trung tâm tiêu hóa – hô hấp đã gắp thành công mảnh xương gà dài khoảng 2,5cm, 1 đầu cắm sâu vào thành thực quản tại vị trí 1/3 trên.

Gap xuong ga 2,5 cm cam sau vao thuc quan nam benh nhan

Trả lời câu hỏi, hóc xương có nguy hiểm không, các bác sĩ bệnh viện Hùng Vương cho biết, hóc xương thường ở những vị trí hẹp của đường tiêu hoá có thể rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời.

Nếu chẳng may nuốt phải các xương to hoặc sắc nhọn thì rất có thể gây thủng thực quản và thủng mạch máu. Đã có rất nhiều người cũng chỉ vì hóc xương to, xương nhọn để lâu ngày nên bị thủng động mạch, áp - xe, áp-xe màng phổi,.... Nhiều trường hợp tỉ lệ tử vong là rất cao.

Vì vậy, khi bị hóc xương hoặc nghi ngờ hóc xương cần đi khám sớm. Nội soi tiêu hoá hữu ích để lấy những mảnh xương và đánh giá tổn thương đường tiêu hoá.

Gap xuong ga 2,5 cm cam sau vao thuc quan nam benh nhan-Hinh-2

Xương gà dài 2,5 cm được lấy ra.

Để tránh bị hóc xương trong khi ăn uống tại nhà, tốt nhất bạn nên lọc thịt riêng, xương riêng, không nên để xương thịt lẫn lộn.

Trong khi ăn nên tập trung, tránh vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa. Hãy ăn chậm, nhai kỹ, không ăn nhanh, ăn vội vàng. Nếu cho trẻ nhỏ hay người già ăn cá nên gỡ kỹ xương, kiểm tra thật kỹ lượng thức ăn trước khi cho trẻ ăn, nên chọn cá ít xương dăm tránh gây hóc xương cho trẻ

Nếu chẳng may bị hóc xương: Chú ý không móc họng vì sẽ gây nôn nhiều, có thể gây phù nề hoặc khiến bạn khó thở.

Đừng cố nuốt, nếu tình trạng nuốt vướng đau, hãy đến cơ sở y tế gần nhất đánh giá tình trạng của bạn và can thiệp cần thiết.

Thúy Nga

>> xem thêm

Bình luận(0)