Kinh nghiệm triển khai xét nghiệm nhiễm mới HIV của Bà Rịa - Vũng Tàu

Google News

Việc triển khai xét nghiệm nhiễm mới HIV cần có sự nhất trí và đồng thuận triển khai từ Sở Y tế, CDC và các tuyến địa phương,...

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập từ tháng 10/2022, được sát nhập từ 5 đơn vị:
+ Trung tâm Y tế Dự phòng
+ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS
+ Trung tâm Sức khoẻ sinh sản
+ Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế
+ Trung tâm Giáo dục và Truyền thông
Tính đến năm 2023, tỉnh hiện có 4 phòng xét nghiệm khẳng định (XNKĐ): CDC tỉnh, BV Bà Rịa, TTYT Vũng Tàu, TTYT Phú Mỹ.
Tổng quan chung về xét nghiệm nhiễm mới tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu:
- Tập huấn Tư vấn lấy mẫu ca nhiễm mới: 01/2019
- Tập huấn xét nghiệm ca nhiễm mới: 02/2019
- Thời gian triển khai từ 19/02/2019–2020: Bắt đầu triển khai thí điểm tại 2 phòng XN khẳng định là TTYT Dự phòng – TTPC HIV/AIDS
- Năm 2021–Nay: Triển khai thêm 3 phòng XNKĐ HIV: BV Bà Rịa, TTYT Phú Mỹ, TTYT Vũng Tàu.
Kinh nghiem trien khai xet nghiem nhiem moi HIV cua Ba Ria - Vung Tau
 

Kinh nghiem trien khai xet nghiem nhiem moi HIV cua Ba Ria - Vung Tau-Hinh-2
 
Quản lý số liệu xét nghiệm nhiễm mới HIV:
- Hệ thống quản lý dữ liệu HIV INFO 4.0 và phần mềm PDMA: Nhập thông tin ngay khi có ca dương
- Báo cáo giấy, Excel - gửi email và v-office hàng tháng HIV INFO
Kinh nghiệm trong quá trình triển khai xét nghiệm nhiễm mới HIV
- Cần có sự nhất trí và đồng thuận triển khai từ Sở Y tế, CDC và các tuyến địa phương.
- Các phòng xét nghiệm khẳng định luôn phản hồi với CDC tỉnh những vướng mắc trong quá trình thực hiện để giải quyết tháo gỡ kịp thời. Trong trường hợp tỉnh không thể giải quyết thì sẽ có sự hỗ trợ kỹ thuật từ BQLDA TƯ, CDC Hoa Kỳ, Cục PC HIV/AIDS.
- Trong thời gian đầu mới triển khai: Trường hợp cho kết quả đặc biệt trong quá trình thực hiện, phản hồi với cán bộ kỹ thuật của CDC Hoa Kỳ, hoặc BQLDA trung ương, viện khu vực để phân tích, biện luận kết quả.
- Thường xuyên tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật
- Triển khai tại hệ thống bệnh viện: Cần làm việc cụ thể với khoa chuyên môn để có sự đồng thuận triển khai
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Cục HIV/AIDS, BQL DA Trung ương, Viện Pasteur hỗ trợ lớp tập huấn, hội thảo về kỹ năng tư vấn, kỹ thuật chuyên môn – CDC Hoa Kỳ hỗ trợ sinh phẩm, lãnh đạo đơn vị quan tâm chỉ đạo;
- Cán bộ thực hiện tư vấn đa phần là chuyên trách HIV/AIDS của các đơn vị, có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực HIV, phân tích rõ được lợi ích của việc XN nhiễm mới một cách rõ ràng, dễ hiểu cho khách hàng;
- Hiện tại tỉnh có 4 phòng XNKĐ HIV nên thuận tiện kết nối trong việc triển khai XN cũng như vận chuyển mẫu Rec.
Khó khăn
- Xét nghiệm Rec là xét nghiệm mới được triển khai nên chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Một số khách hàng chưa hiểu hết về lợi ích của XN Rec => không đồng ý làm XN nhiễm mới;
- Các phòng XN có sự luân chuyển về nhân sự => chưa được tập huấn về XN nhiễm mới => không nắm rõ cách lưu trữ, vận chuyển mẫu đúng cách.
- Khách hàng vẫn có phản ứng tiêu cực khi bị lấy máu nhiều lần, thể tích mẫu nhiều;
- Do gián đoạn về nguồn sinh phẩm nên quá trình triển khai XN không được liên tục
Đề xuất, kiến nghị
1. Tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị triển khai chương trình.
2. Tăng cường tập huấn nhắc lại về tư vấn, chú trọng phần khai thác và cung cấp thông tin cho khách hàng
3. Tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn liên tục cho cán bộ làm XN
4. Nguồn sinh phẩm, kinh phí luôn được đảm bảo liên tục
Dự án VUSTA - Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS là một trong những dự án tiêu biểu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS với nhiều hoạt động can thiệp giảm hại, hỗ trợ tiếp cận. Dự án VUSTA đã giúp cho nhiều trường hợp nhiễm HIV được phát hiện tình trạng bệnh và tiếp cận dịch vụ y tế.
Từ năm 2018 đến nay, dự án VUSTA luôn hướng tới mục tiêu thúc đẩy môi trường thuận lợi về mặt pháp lý và thực thi chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng chính của dự án tiếp cận với dịch vụ y tế. Trong số đó, một trong những mục tiêu của dự án là đẩy mạnh việc hoàn thiện và thực thi khung pháp luật và chính sách nhằm tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ y tế một cách công bằng và thuận lợi.
Do đó, dự án VUSTA khuyến nghị mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước, bên cạnh đó đẩy mạnh các cuộc vận động xã hội tham gia bảo đảm an sinh xã hội; tập trung các giải pháp làm giảm kỳ thị của xã hội đối với người tiêm chích ma túy, MSM, phụ nữ bán dâm và tăng ngân sách cho các dịch vụ dành cho các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt, quy trình để cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có nguy cơ cao nên được tính toán lại và đơn giản hơn.
P.V

>> xem thêm

Bình luận(0)