Dấu ấn đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Google News

Trước khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Vương Đình Huệ từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Tại những vị trí này, ông luôn để lại nhiều dấu ấn, đặc biệt ở lĩnh vực kinh tế.

Sáng ngày 31/3, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu ông Vương Đình Huệ giữ chức Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia với tỷ lệ tán thành ở mức tuyệt đối.
Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sinh ngày 15/3/1957, quê quán tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông chính thức vào Đảng ngày 9/9/1985. Ông có trình độ giáo sư, tiến sỹ kinh tế và cao cấp lý luận chính trị.
Trước khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Huệ từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.
Dau an dac biet trong linh vuc kinh te cua Chu tich Quoc hoi Vuong Dinh Hue
Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: VOV).
Tại những vị trí từng đảm nhận, ông Vương Đình Huệ luôn để lại nhiều dấu ấn, đặc biệt ở lĩnh vực kinh tế. Trong 4 năm làm việc tại Chính phủ, ông Vương Đình Huệ cùng với tập thể Thường trực Chính phủ và Chính phủ đã góp công lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất 10 năm qua. Nếu như đầu nhiệm kỳ Chính phủ của Quốc hội khóa XIII, nợ công quốc gia “phình to” sát trần 64,73% GDP, nợ chính phủ vượt trần ở mức 53,62% GDP, đến giai đoạn gần cuối nhiệm kỳ, áp lực nợ đã giảm mạnh.
Đến cuối năm 2019, nợ công chỉ còn khoảng 55% GDP. Song song với đó, cơ cấu vay nợ chuyển dịch dần theo hướng tăng vay trong nước giảm rủi ro tỉ giá, hỗ trợ phát triển thị trường vốn trong nước.
Kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước bình quân giai đoạn 2012-2015 khoảng trên 4 năm, nhưng từ năm 2017 đến nay bình quân là 13,4 năm, có kỳ hạn 20-30 năm. Bên cạnh đó, lãi suất vay đã giảm sâu khi có khoản vay lãi suất từ mức 13%/năm trong 3 năm nay còn 4,5%.
Dau an dac biet trong linh vuc kinh te cua Chu tich Quoc hoi Vuong Dinh Hue-Hinh-2
 Trên cương vị Phó Thủ tướng, ông Vương Đình Huệ tiếp đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp Nigeria-Việt Nam. (Ảnh: VGP).
Trên cương vị Phó Thủ tướng ở nhiệm kỳ vừa qua, ông Vương Đình Huệ đã tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu của nền kinh tế, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng. Nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm từ 10,08% năm 2012 xuống còn 1,89% vào cuối năm 2019 - mức bình thường, nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng (đang nằm ở VAMC) cũng chưa tới 5% tổng dư nợ.
Thời kỳ ông Huệ là Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, lạm phát giai đoạn này được kiểm soát giảm theo từng năm, đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô. Kết quả lạm phát bình quân giảm từ 4,74% năm 2016 xuống còn 3,53% năm 2017, 3,54% năm 2018 và năm 2019 là 2,79%.
Dau an dac biet trong linh vuc kinh te cua Chu tich Quoc hoi Vuong Dinh Hue-Hinh-3
Ông Vương Đình Huệ trong một lần thị sát, kiểm tra công tác lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng khi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. (Ảnh: Hà Nội Mới).
Thời gian giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Huệ phải đối mặt với nhiệm vụ, thử thách hết sức khó khăn là ngăn chặn dịch COVID-19 tại Thủ đô. Cùng với chống dịch, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cũng ban hành và triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy, Bí thư Thành ủy đã làm việc, chỉ đạo nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội như: Tăng cường sản xuất nông nghiệp, về dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông và các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố; về giải ngân vốn đầu tư công; làm việc với Đảng bộ khối doanh nghiệp Hà Nội và 11 tổng Công ty lớn của thành phố…
Khánh Hoài (T/H)

>> xem thêm

Bình luận(0)