60 năm chinh chiến của pháo lựu 122mm D-30: Vẫn còn tiềm năng

Google News

Lựu pháo 122mm D-30 của Liên Xô dù 60 năm tuổi vẫn là một mẫu thiết kế thành công và tiếp tục được sử dụng bởi nhiều lực lượng - trong đó có cả Quân đội Nhân dân Việt Nam.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang

Mẫu thiết kế pháo chiến thuật thành công

Lựu pháo kéo 122 mm D-30 (tên định danh 2A18), được quân đội Liên Xô đưa vài biên chế từ năm 1960 và chỉ vài năm sau đó, việc cung cấp vũ khí này cho nước ngoài đã bắt đầu.

Mặc dù có “tuổi đời” đáng kể, nhưng khẩu D-30 từ phiên bản gốc đến phiên bản hiện đại hóa, đều khẳng định được các đặc tính kỹ chiến thuật tốt, thích ứng với hoạt động chiến đấu cao. Qua thời gian, D-30 vẫn là hỏa lực pháo binh mạnh mẽ và hiệu quả.

Việc phát triển lựu pháo D-30 được thực hiện tại Phòng thiết kế Perm-9 từ mùa xuân năm 1954. Mục tiêu của dự án là tạo ra loại lựu pháo 122 mm mới hoàn toàn, để thay thế loại pháo chiến thuật 122mm M-30, được đưa vào biên chế trong Quân đội Liên Xô từ năm 1938.

Quân đội Liên Xô đã yêu cầu cải thiện các đặc tính bắn, nhất là về xạ giới hướng, có thể bắn được 360 độ mà không cần di chuyển pháo.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang-Hinh-2
Ảnh: Lựu pháo chiến thuật 122mm M-30. Nguồn Wikipedia

Dự án đã sử dụng một số giải pháp mới táo bạo, nhưng quá trình phát triển mẫu pháo mới này chỉ mất khoảng một năm. Năm 1955, việc chế tạo và thử nghiệm pháo bắt đầu. Việc tinh chỉnh thiết kế kéo dài trong vài năm và khẩu D-30 vượt qua các cuộc kiểm tra cấp nhà nước vào cuối những năm 1950.

Vào ngày 12/5/1960, mẫu pháo mới này với tên gọi D-30, được đưa vào biên chế với tên gọi định danh trong Quân đội Liên Xô là 2A18.

Nhà máy Perm số 9 nhanh chóng làm chủ được việc sản xuất hàng loạt pháo D-30 và được cung cấp với số lượng lớn cho các đơn vị pháo binh mặt đất, phòng thủ bờ biển và đổ bộ đường không; thay thế những khẩu M-30 đã lạc hậu.

Vào nửa cuối thập niên 1970, dựa trên kinh nghiệm sử dụng phiên bản 2A18 đầu tiên, một dự án hiện đại hóa có tên D-30A (2A18M) đã được thực hiện với những thay đổi tối thiểu so với thiết kế ban đầu, bằng cách thay thế một số bộ phận riêng lẻ, mà không làm ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể của pháo.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang-Hinh-3
Ảnh: Lựu pháo D-30 của lực lượng phòng thủ ven biển thuộc hạm đội Caspi/Nga trong cuộc tập trận, tháng 2/2021. Nguồn Topwar

Các biến thể mới của D-30 cũng được phát triển, thành công nhất là mẫu pháo 122 mm 2A31, dùng cho pháo tự hành 2S1 Gvozdika và được sản xuất hàng loạt để cung cấp cho các đơn vị bộ binh cơ giới của Quân đội Liên Xô.

Sau khi Liên Xô tan rã, pháo xe kéo D-30 vẫn có mặt trong biên chế Quân đội Nga. Kể từ năm 2013, pháo kéo 122 mm của lục quân Nga bắt đầu được thay thế bằng các hệ thống pháo tự hành tương tự.

Tuy nhiên, phiên bản D-30A vẫn được phục vụ trong Lực lượng Dù như một vũ khí tương đối nhẹ và cơ động, với khả năng đổ bộ bằng dù.

Kể từ giữa thập niên 1960, loại pháo D-30 đã được xuất khẩu rộng rãi cho các quốc gia đồng minh cũng như bạn bè của Liên Xô và trở thành pháo chiến thuật chính của quân đội nhiều quốc gia. Tổng cộng, 60-65 nước và một số lực lượng vũ trang đã hoặc có pháo D-30, trong đó có Quân đội Nhân dân Việt Nam.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang-Hinh-4
Ảnh: Đại đội pháo D-30 của Quân đội Nga huấn luyện. Nguồn Topwar 

Một số tính năng kỹ chiến thuật chủ yếu

D-30 là loại lựu pháo, được kéo bằng xe, có thể bắn ngắm trực tiếp hoặc gián tiếp, kể cả ở góc bắn cao và thấp.

Ở vị trí hành quân, pháo có chiều dài 5,4 m, khối lượng xấp xỉ 3,3 tấn. Loại xe kéo pháo có thể bằng xe xích bọc thép MT-LB hoặc xe tải Ural-4320. Tốc độ hành quân trên đường bằng lên đến 60 km/h; khẩu đội 6 người.

D-30 sử dụng cỡ nòng truyền thống của Quân đội Liên Xô 122 mm và có chiều dài nòng pháo gấp 35 lần đường kính đạn; đầu nòng sử dụng loa giảm giật kiểu va đập và gắn móc kéo khi di chuyển.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang-Hinh-5
Ảnh: Khẩu đội pháo D-30 của Quân đội Nga tiến hành thao tác pháo. Nguồn Topwar 

Pháo sử dụng khóa nòng kiểu then dọc bán tự động (chỉ cần lên đạn lần đầu); hệ thống hãm lùi, đẩy lên của D-30 sử dụng kiểu bằng dầu và khí nén.

Một thiết kế khác biệt của lựu pháo D-30 so với các loại pháo của Liên Xô trước đó, là khi triển khai pháo ở tư thế chiến đấu, một chiếc kích thủy lực ở trung tâm pháo sẽ kích bổng khẩu pháo lên, sau đó bánh xe được nâng lên và lúc này, 3 càng pháo được mở ra, tạo thành thế “kiềng 3 chân” và kích pháo được thu lại.

Với thiết kế này, khẩu D-30 bắn có thế rất chắc chắn và có thể bắn ở xạ giới hướng 360 độ (giống như xe tăng); bên cạnh đó là loại pháo lựu, nên góc tầm của pháo từ từ -7° đến +70°, có thể tiêu diệt các mục tiêu có góc tà cao, như các mục tiêu trên sườn núi hoặc sau khối chắn.

Về hệ thống ngắm, D-30 trên thực tế không có gì khác biệt so với các loại pháo khác thời bấy giờ. Pháo sử dụng kính ngắm OP-4M khi bắn trực tiếp và kính ngắm PG-1 khi bắn gián tiếp.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang-Hinh-6
Ảnh: Khẩu đội pháo D-30 của Quân đội Nga tiến hành thao tác chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu. Nguồn Topwar  

Một cải tiến quan trọng nữa so với pháo 122mm M-30 tiền nhiệm là thao tác máy tầm, máy hướng đều do pháo thủ số 1 thực hiện; tầm bắn của D-30 so với M-30 cũng tăng hơn 3 km; D-30 khi bắn sẽ tự động mở khóa nòng, nên tốc độ bắn nhanh hơn.

Lựu pháo D-30 (A) sử dụng đạn dùng liều phóng rời như đạn M-30 (đầu đạn và liều phóng tách rời), chủ yếu là đạn nổ phá, đầu đạn  nặng 21,7 kg; sơ tốc đầu nòng 690 m/s và tầm bắn tối đa (liều nguyên) là 15,2 km.

Nếu sử dụng đạn tăng tầm, tầm bắn tối đa của D-30 đạt 21,9 km. Ngoài đạn nổ phá, D-30 có thể sử dụng đạn nổ lõm, đạn khói, đạn chiếu sáng; tốc độ bắn từ 6-8 phát / phút.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang-Hinh-7
Ảnh: Pháo thủ số 1 thực hành lấy phần tử cho pháo D-30. Nguồn Topwar 

Vẫn còn tiềm năng sử dụng

Vào thời điểm ra đời, lựu pháo D-30 vượt trội về mọi mặt so với các thiết kế pháo 122 mm hiện có. Lợi thế về đặc tính kỹ thuật, chiến đấu và tác chiến có được nhờ một số giải pháp và công nghệ ban đầu.

Ngoài ra, với những thiết kế vượt trước thời đại, do đó D-30 vẫn tiếp tục đáp ứng yêu cầu của chiến tranh tương lai và vẫn giữ được vị trí trong nhiều quân đội.

Những lợi thế đáng kể so với phiên bản M-30 khi đó, là nhờ sử dụng các vật liệu và công nghệ mới.

Ngoài ra, thiết kế ban đầu của D-30 có nhiều ưu điểm, như khi hành quân, chiều dài D-30 ngắn hơn M-30 khoảng 0,2 mét; có thể bắn với góc hướng 360 độ. Mặc dù có trọng lượng lớn hơn M-30 từ 150-200 kg, nhưng bù lại tầm bắn của D-30 xa hơn 29%.

Lựu pháo D-30 có thể được kéo bằng các loại xe kéo pháo có đủ tải trọng và lực kéo móc. Xe kéo ngoài nhiệm vụ kéo pháo, còn đảm nhiệm chở đạn và kíp pháo thủ.

Hiện Lực lượng nhảy dù Nga, có thể thả dù pháo 2M18M (phiên bản D-30 giành cho lực lượng đổ bộ đường không, lá chắn pháo đã được dỡ bỏ nhằm giảm bớt trọng lượng), bằng các loại dù hàng hiện có, do trọng lượng và kích thước của pháo hạn chế.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang-Hinh-8
Ảnh: Lựu pháo lựu pháo 2A18 của Lực lượng dù Nga trên xe nhảy dù. Nguồn Topwar 

Nhiều loại đạn pháo tương thích cho các mục đích khác nhau đã được tạo ra cho lựu pháo 2A18 (M). Với việc sử dụng các loại đạn mới, 2A18 (M) có thể giải quyết các nhiệm vụ khác ở phạm vi từ hơn 15 km đến 22 km.

Loại đạn tương tự của D-30 cũng được sử dụng trên pháo tự hành 2S1; việc này này giúp đơn giản hóa việc bảo đảm hậu cần đạn pháo, khi các loại pháo cùng cỡ nòng, có thể dùng chung đạn.

Trong những năm gần đây, người ta đã có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả chiến đấu của 2A18 (M). Các đơn vị tràn bị loại pháo này đã nhận được hệ thống điều khiển hỏa lực, thông tin liên lạc và truyền dữ liệu hiện đại. Các thiết bị mới, giúp đẩy nhanh quá trình xác định mục tiêu, tính toán phần tử bắn.

Mặc dù có thiết kế đặc thù, nhưng lựu pháo D-30 (A) rất dễ sử dụng; pháo có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, thời gian triển khai và thu hồi pháo tương đối nhanh.

Lựu pháo D-30 cũng được biết đến với độ tin cậy cao. Kinh nghiệm của các cuộc xung đột trong những thập kỷ gần đây cho thấy, vũ khí này có thể hoạt động hiệu quả trong các điều kiện khác nhau và thực hiện thành công các nhiệm vụ hỏa lực.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang-Hinh-9
Ảnh: Đại đội pháo D-30 của Quân đội Nga thực hành khai hỏa bắn loạt. Nguồn Topwar 

Tính năng kỹ chiến thuật đã được chứng minh

Vào cuối thập niên 1950, khi chiến tranh Lạnh đang bắt đầu vào cao trào, các nhà thiết kế vũ khí Liên Xô đã có thể tạo ra một khẩu lựu pháo thành công hơn cả, đó là khẩu D-30.

Thông qua việc sử dụng một số ý tưởng kỹ thuật ban đầu, khẩu D-30 có thể đạt được các đặc tính hiệu suất cao, cũng như tiềm năng nâng cấp thêm và thời gian phục vụ lâu dài và điều này đã được chứng minh.

60 nam chinh chien cua phao luu 122mm D-30: Van con tiem nang-Hinh-10
Ảnh: Phiên bản pháo lựu D-30 hiện đại hóa của Quân đội Lào. Nguồn Topwar 

Mặc dù đã có thời gian dài phục vụ, nhưng lựu pháo D-30/2A18 vẫn có trong biên chế chiến đấu của quân đội nhiều quốc gia và được sử dụng tích cực trong các cuộc xung đột khác nhau.

Có thể giả định rằng, hoạt động của pháo D-30 sẽ tiếp tục trong vài thập kỷ nữa, do số lượng pháo và đạn của D-30 vẫn còn nhiều và tính năng của nó vẫn đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Tiến Minh (theo Topwar)

>> xem thêm

Bình luận(0)