Loại “sát thủ chống hạm” mà Nga vừa tấn công Ukraine mạnh cỡ nào?

Google News

Cách đây ít ngày, Nga đã phát động một làn sóng tấn công bằng tám “sát thủ chống hạm” Kh-22 (Kitchen) vào thành phố cảng Odessa trong một cuộc tấn công trong đêm.

Loai “sat thu chong ham” ma Nga vua tan cong Ukraine manh co nao?

Máy bay ném bom Tu-22M3 phóng tên lửa Kh-22. Nguồn Eurasiantimes 

Nga dùng sát thủ tàu sân bay tấn công Ukraine

Giới chức Ukraine cho biết, ít nhất 8 tên lửa Kh-22 đã được 7 hoặc 8 máy bay ném bom của Nga phóng vào thành phố Odessa. Cuộc không kích được thực hiện trước Ngày Chiến thắng 9/5, đây cũng là ngày lễ mà Nga kỷ niệm hàng năm.

Theo Eurasiantimes, tên lửa Kh-22 được giới quân sự biết đến với tên gọi khác là "Kitchen" hoặc là “sát thủ tàu sân bay”. Trong cuộc tấn công này, một số tên lửa Kh-22 đã đánh trúng mục tiêu, nhưng một số quả thì không; hiện không có thông tin về việc phòng không Ukraine đánh chặn chúng.

Loai “sat thu chong ham” ma Nga vua tan cong Ukraine manh co nao?-Hinh-2

Các mục tiêu bị tên lửa Kh-22 tấn công vào thành phố Odessa của Ukraine vào tối 8/5. Nguồn Twitter 

Các nhà quan sát và một số phương tiện truyền thông Ukraine, bao gồm cả người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yuriy Ignat tin rằng, họ có thể bắn hạ loại tên lửa này. Kh-22 không phải là tên lửa mới, nên thông tin của họ hoàn toàn có cơ sở.

Theo một quan chức Kiev, tên lửa Kh-22 đã đánh trúng vào một nhà kho của một công ty thực phẩm và một khu vui chơi giải trí trên bờ Biển Đen và một đám cháy lớn đã bùng phát tại địa điểm xảy ra vụ nổ. Hội Chữ thập đỏ Ukraine cho biết, một nhà kho của họ cũng bị phá hủy.

Loai “sat thu chong ham” ma Nga vua tan cong Ukraine manh co nao?-Hinh-3
Các mục tiêu bị tên lửa Kh-22 tấn công vào thành phố Odessa của Ukraine vào tối 8/5. Nguồn Twitter  

Vào ngày 8/5, các thông tin tình báo của NATO cảnh báo trên mạng xã hội, là có nhiều máy bay ném bom chiến lược T-22 và Tu-95 của Nga đã cất cánh. Dần dần, các tin nhắn bắt đầu tăng lên.

Vào khoảng từ 21:00-22:00 giờ (giờ Đông Âu), các nguồn thông tin tình báo mở từ OSINT bắt đầu thông báo, máy bay ném bom của Nga đã phóng tên lửa hạng nặng vào thành phố Odessa.

Sau 22:30 cùng ngày, thông tin xuất hiện trên một số mạng xã hội, trong đó tích cực nhất là người dùng Telegram và các tài khoản chuyên theo dõi những gì đang xảy ra ở Ukraine trên Twitter, về việc, tên lửa của Nga đã tấn công trúng một số mục tiêu tại thành phố Odessa.

Loai “sat thu chong ham” ma Nga vua tan cong Ukraine manh co nao?-Hinh-4
 Các mục tiêu bị tên lửa Kh-22 tấn công vào thành phố Odessa của Ukraine vào tối 8/5. Nguồn Twitter 

Việc sử dụng tên lửa Kh-22 rất quan trọng, vì quân đội Nga không thường xuyên sử dụng nó. Đánh giá tình hình, các chuyên gia quân sự cho rằng, tên lửa Kh-22 có đặc điểm của tên lửa đạn đạo và chỉ được quân đội Nga sử dụng khi phải tiêu diệt mục tiêu lớn.

Trước đó Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa Kh-22 để tấn công Ukraine vào tháng 1 năm nay. Vào thời điểm đó, Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine tuyên bố trên Facebook rằng, tên lửa Kh-22 mà Nga sử dụng để tấn công thành phố Dnipro của Ukraine hôm 14/1.

Loai “sat thu chong ham” ma Nga vua tan cong Ukraine manh co nao?-Hinh-5
 Các mục tiêu bị tên lửa Kh-22 tấn công vào thành phố Odessa của Ukraine vào tối 8/5. Nguồn Twitter 

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa Kh-22 vào tháng 1, Không quân Ukraine đã đi xa đến mức tuyên bố rằng: “Phòng không Ukraine không có hỏa lực nào có khả năng bắn hạ loại tên lửa này”.

Một thông tin của trang “Bình luận quân sự” Nga cho biết, hơn 210 tên lửa Kh-22 đã được Nga sử dụng tại chiến trường Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự. Không một quả Kh-22 nào bị phòng không Ukraine bắn hạ.

“Chỉ có các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của phương Tây như Patriot PAC-3 hoặc SAMP-T, mới có khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không này”; ông Yuriy Ignat cho biết sau cuộc tấn công.

Loai “sat thu chong ham” ma Nga vua tan cong Ukraine manh co nao?-Hinh-6
 Trang của Bộ Quốc phòng Ukraine trên twitter về tên lửa Kh-22 của Nga. Nguồn Twitter

Tại sao Ukraine lo sợ loại tên lửa “lạc hậu” của Liên Xô?

Tên lửa chống hạm hạng nặng Kh-22 được Liên Xô phát triển từ thập niên 1960 của thế kỷ trước. Hiện loại tên lửa này vẫn nằm trong biên chế chiến đấu của trong Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga (VKS).

Kh-22 được cho là một vũ khí tầm xa ngay lần đầu tiên được giới thiệu. Mục tiêu chính của Kh-22 là tiêu diệt các tàu sân bay và nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ bằng sức công phá lớn của nó.

Loai “sat thu chong ham” ma Nga vua tan cong Ukraine manh co nao?-Hinh-7
 Máy bay Tu-22M3 cất cánh với tên lửa chống hạm Kh-22. Nguồn RIA Novosti

Ngoài tiêu diệt tàu chiến, tên lửa Kh-22 có thể phá hủy các đập nước, cầu cống và các mục tiêu quân sự quan trọng khác. Tại chiến trường Ukraine, tên lửa Kh-22 sử dụng đầu đạn thông thường để tấn công các mục tiêu quan trọng.

Mặc dù có thiết kế đã lạc hậu, nhưng nhìn chung, tên lửa Kh-22 vẫn “rất ấn tượng” và là vũ khí chống hạm có sức mạnh hàng đầu thế giới hiện nay, khi đầu đạn của nó chứa tới 1.000 kg thuốc nổ mạnh; nên nó được gắn biệt danh “sát thủ chống hạm”, khi có thể đánh chìm tàu có trọng tải 10.000 tấn chỉ bằng một phát bắn trúng.

Ngoài ra tên lửa Kh-22 cũng có thể mang một loại đầu đạn có sức công phá lớn hơn nhiều lần, đó là đầu đạn hạt nhân chiến thuật có sức công phá từ 350 kt đến 1.000 kt. Độ cao tối đa mà tên lửa có thể bay là 27 km và khoảng cách tấn công tối đa là 600 km.

Loai “sat thu chong ham” ma Nga vua tan cong Ukraine manh co nao?-Hinh-8
 Máy bay ném bom Tu-22M3 với tên lửa chống hạm Kh-22 và máy bay đánh chặn MiG-31K với tên lửa Kinzhal trên Biển Địa Trung Hải. Nguồn Eurasiantimes

Thông thường, một chiếc Tu-22M3 bay với tốc độ Mach 1,5 sẽ phóng tên lửa; sau khi tên lửa rời bệ phóng của máy bay, nhiên liệu lỏng R-201 sẽ được kích hoạt để tên lửa đạt tốc độ lên Mach 3 và bắt đầu lao xuống mục tiêu. Trong giai đoạn cuối, tên lửa đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 4,6.

Kh-22 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối (theo thông tin là cách mục tiêu 50 km), sẽ được dẫn đường bằng radar của chính tên lửa.

Kh-22 chỉ có thể được phóng bằng máy bay ném bom chiến lược có tốc độ siêu âm; thường là loại máy bay Tu-22M3 và Tu-95. Một máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga có thể mang tới ba quả tên lửa này trong một lần xuất kích.

Tuy nhiên, từ khi ra đời, tên lửa Kh-22 chưa bao giờ tham gia thực chiến, cho đến khi bắt đầu “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine.

Theo các thông tin, tên lửa Kh-22 đã gây khó khăn cho Ukraine do khó đánh chặn. Vị trí phóng, độ cao và tốc độ của tên lửa đã được radar Ukraine xác định sơ bộ nhưng không thể bắn hạ được. Kh-22 có thể lệch mục tiêu dự kiến đến hàng trăm mét, nhưng lại gây ra sức công phá khủng khiếp.

Loai “sat thu chong ham” ma Nga vua tan cong Ukraine manh co nao?-Hinh-9

Thợ kỹ thuật của Không quân Nga đang lắp tên lửa Kh-22 vào máy bay ném bom Tu-22M3 

Tiến Minh (theo Eurasiantimes)

>> xem thêm

Bình luận(0)