Bí ẩn trong những khu rừng kỳ lạ nhất hành tinh

Google News

Một số khu rừng kỳ lạ trên thế giới luôn chứa đựng những điều bí ẩn và sự độc đáo khiến chúng trở nên khác biệt và thu hút trí tò mò của du khách khi ghé thăm.

Rừng yêu tinh, New Zealand
Con đường đi bộ Kamahi nổi tiếng nằm gần khu vực núi Taranaki được gọi là Đông Egmont. Đường đi bộ Kamahi được đặt tên là “Khu rừng yêu tinh” vì những cành và thân cây có hình dạng khác thường. Có những cây kamahi hàng chục năm tuổi mọc trên thân những cây khác. Chúng trông giống như tay chân của một con ma, mang lại vẻ rất ma quái cho khu rừng này.
Khu rừng kỳ lạ ở New Zealand này có một dãy cây kamahi với cành và thân mọc ở dạng xương xẩu và xoắn đặc biệt, giống như tứ chi của yêu tinh.
Bi an trong nhung khu rung ky la nhat hanh tinh
Các thân và cành đã phát triển xuyên qua các cành hiện có của các cây khác và kết quả là hình dạng của chúng trở nên xương xẩu và xoắn lại. Bây giờ chúng giống như tay chân của một con yêu tinh. Hơn nữa, rêu treo, dương xỉ và rêu gan mọc trên chúng càng làm tăng thêm hiệu ứng kỳ lạ của khu rừng.
Khu vực này cũng dẫn đến các bể bơi Wilkies, một loạt các bể ngâm tự nhiên được tạo ra do hoạt động cọ rửa của sỏi và cát sinh ra từ nước. Khách du lịch đến khu vực này để đi bộ qua rừng yêu tinh và ngâm mình trong hồ bơi Wilkies.
Rừng cây máu rồng ở hòn đảo “ngoài hành tinh” Socora
Nếu đến đảo Socora, quần đảo nằm trong Ấn Độ Dương, nhiều người sẽ tưởng mình vừa đặt chân đến một hành tinh khác trong vũ trụ. Lý do là bởi hệ động thực vật ở Socotra cực kỳ phong phú và độc đáo với hơn 700 loài khác nhau. Đặc biệt có hơn 1/3 trong số đó không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất.
Bi an trong nhung khu rung ky la nhat hanh tinh-Hinh-2
Cây máu rồng là một trong những loài cây đặc biệt nhất trên quần đảo Socotra của Yemen Nhựa của cây có màu đỏ như máu, hơi chua và nồng, do đó mà người ta gọi chúng là cây máu rồng.
Rừng cây cong, Ba Lan
Khu rừng cây cong ở Ba Lan là một khu rừng gồm 400 cây thông có hình thù kỳ lạ. Nằm gần thị trấn Gryfino, West Pomerania của Ba Lan, sự phát triển kỳ lạ của những cái cây này cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Những cây thông được trồng từ năm 1930. Điều bất thường ở đây là những cây này mọc cong 90 độ về phía bắc rồi uốn cong lại để mọc thẳng lên. Sự tăng trưởng đặc biệt này mang lại cho chúng hình dạng của một cái móc. Mặc dù có một đường cong không tự nhiên khoảng 1 đến 1,5 mét ở gốc, nhưng chúng đều là những cây khỏe mạnh và hầu hết có chiều cao khoảng 15 mét.
Bi an trong nhung khu rung ky la nhat hanh tinh-Hinh-3
Mặc dù có nhiều truyền thuyết và giả thuyết giải thích về những cái cây cong queo này, nhưng điều hợp lý nhất là những người nông dân địa phương đã tạo hình cho những cái cây khi họ trồng chúng vào năm 1930. Những cái cây này đã chịu một lực tác động khi chúng được 7 đến 9 tuổi dẫn đến việc thân của chúng bị cong.
Dù sự thực có là gì đi chăng nữa thì khu rừng quanh co này giờ đây đã trở thành một địa điểm vui chơi giải trí và nhiều khách du lịch đổ xô đến khu rừng có vẻ ngoài kỳ lạ này để nghỉ ngơi và cảm thấy kinh ngạc trước sự khác thường này.
Rừng chìm hồ Kaindy (Kazakhstan)
Rừng chìm là khu rừng đặc biệt nằm trong hồ Kaindy của dãy núi Tian Shan. Hồ Kaindy được hình thành sau một trận động đất vào năm 1911. Những thân cây vân sam mọc chìm trong lòng hồ và nhô lên sinh trưởng tươi tốt trên mặt nước.
Bi an trong nhung khu rung ky la nhat hanh tinh-Hinh-4
Màu nước xanh nhè nhè, kết hợp cùng với những cây thông cổ thụ khiến cho rừng chìm tựa như một bức tranh tuyệt mĩ Đặc biệt, nước hồ vô cùng trong suốt và luôn ở nhiệt độ khá lạnh, dù vào mùa hè nóng nực, nhiệt độ trung bình không vượt quá 6 độ C. Những cây thông cổ thụ hơn 100 năm tuổi vẫn sinh trưởng và vươn lên mặt nước một cách mạnh mẽ dù bị nhấn chìm dưới lòng hồ.
Đại lộ Bao báp, Madagascar
Đại lộ Bao báp, hay Ngõ Bao báp, là một khu rừng nhỏ bên con đường đất giữa Morondava và Beloni's Tsiribihina ở vùng Menable phía tây Madagascar. Những cây này là một nhóm nổi bật của Grandidier's Baobabs và được ước tính là khoảng 2.800 năm tuổi. Đây là một trong những cảnh quan nổi bật nhất của nơi đây và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Khu vực này đã được cấp tình trạng bảo vệ tạm thời vào tháng 7 năm 2007 bởi Bộ Môi trường, Nước và Rừng đại phương. Khu rừng gồm 20 đến 25 cây bao báp, chúng cũng là loài đặc hữu của Madagascar và có chiều cao khoảng 30 mét.
Bi an trong nhung khu rung ky la nhat hanh tinh-Hinh-5
Những cây này còn được gọi là Renala, hay "Mẹ của Rừng" theo tiếng Malagasy địa phương. Những cái cây này là di sản để lại bởi những khu rừng nhiệt đới rậm rạp từng phát triển mạnh trên cảnh quan đại phương. Khi dân số tăng lên ở khu vực này, các khu rừng đã bị chặt phá, nhưng những cây này vẫn còn sót lại.
Thảo Nguyên (TH/Ảnh: Pinterest)

>> xem thêm

Bình luận(0)