Vụ biến tấu “Chú voi con ở Bản Đôn”, giới chuyên môn nói gì?

Google News

Nhạc sĩ Dương Trường Giang và nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long bày tỏ quan điểm về bài hát "Chú voi con ở Bản Đôn" bị biến tấu.

Vụ ca khúc Chú voi con ở Bản Đôn bị biến tấu đang khiến gia đình nhạc sĩ nhạc sĩ Phạm Tuyên bức xúc. Chia sẻ trên Vietnamnet, con gái nhạc sĩ Phạm Tuyên - nhà báo Hồng Tuyên cho hay: "Bài hát Chú voi con ở Bản Đôn đã bị điều chỉnh từ giọng trưởng sang giọng thứ mà chưa được sự chấp thuận của bố tôi.
Chúng tôi không đưa ra cảm nhận hay/dở, vì cảm thụ âm nhạc là gu của từng người. Gia đình cảm thấy không vui vì không ai xin phép tác giả. Khi đưa cho bố nghe bản nhạc này, ông nói đây không phải là bài hát gốc. Bố tôi ủng hộ sáng tạo của giới trẻ, song như vậy không có nghĩa là tùy tiện sử dụng, biến đổi bài hát mà không xin phép tác giả”.
Vu bien tau “Chu voi con o Ban Don”, gioi chuyen mon noi gi?
 Nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ảnh: Vietnamnet.
Liên quan đến vụ biến tấu Chú voi con ở Bản Đôn, một số người trong giới chuyên môn đã lên tiếng. Trên Dân Trí, nhạc sĩ Dương Trường Giang cho biết, trừ những tác phẩm dân gian (không tìm thấy tác giả), các ca khúc chế phải xin phép tác giả.
“Xin phép tác giả là động thái nhỏ nhưng đó là biểu hiện của sự tôn trọng cần thiết và nên có. Ngược lại, không xin phép đồng nghĩa với hành động ăn cắp”, nam nhạc sĩ nói.
Theo Dương Trường Giang, không dễ dàng ngăn chặn những ca khúc biến tấu sai mục đích, không xin phép tác giả bởi rất khó để biết hết được. Nam nhạc sĩ mong các cơ quan ban ngành có thể đưa ra luật nhất định bảo vệ quyền lợi cho tác giả.
Vu bien tau “Chu voi con o Ban Don”, gioi chuyen mon noi gi?-Hinh-2
 Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long (trái) - nhạc sĩ Dương Trường Giang. Ảnh: Đại Đoàn Kết, Tiền Phong.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cũng cho rằng việc biến tấu ca khúc mà chưa xin phép là thiếu tôn trọng tác giả.
“Tôi cho rằng, việc phái sinh tác phẩm âm nhạc cũng có thể coi là một cách những người trẻ sáng tạo nghệ thuật nhưng việc làm này cần cân nhắc cẩn thận và ứng xử văn minh trong vấn đề chia sẻ quyền lợi.
Nếu một tác phẩm mới sử dụng một nét nhạc, đoạn nhạc, câu nhạc có ca từ ăn sâu vào trong lòng khán giả để phái sinh sang một tác phẩm khác mà chưa có sự đồng ý của tác giả (người đẻ ra tác phẩm gốc) hoặc chủ sở hữu bản quyền tác phẩm là thiếu sự tôn trọng cần thiết”, nhà nghiên cứu âm nhạc chia sẻ trên Dân Việt.

Xem video: "NSND Trần Hiếu thể hiện ca khúc Chú voi con ở Bản Đôn của nhạc sĩ Phạm Tuyên". Nguồn Vietnamnet

Thu Cúc (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)