Cảnh báo “bẫy” việc nhẹ lương cao khi sang Campuchia lao động

Google News

Các nạn nhân bị lừa đảo sang Campuchia làm việc chủ yếu trong độ tuổi từ 18-35, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội hoặc từ bạn bè, người quen…

Theo công an TP Hải Phòng, thời gian gần đây, nắm bắt được nhu cầu tìm kiếm lao động của một số cơ sở của nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) tại Campuchia; đồng thời, lợi dụng tình trạng người lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều đối tượng xấu đã đăng tải các tin, bài tuyển dụng lao động trên mạng xã hội hoặc trực tiếp gặp gỡ, rủ rê, lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia.

Với những lời hứa hẹn về việc làm ổn định, lương cao (có thể lên tới hàng chục triệu đồng/tháng) kèm theo những chế độ đại ngộ hấp dẫn, thậm chí còn cho “ứng trước” tiền để lo chi phí xuất cảnh, chiêu bài của các đối tượng xấu đã khiến rất nhiều người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy.

Sau khi chiếm được lòng tin của người lao động, các đối tượng đã sử dụng nhiều cách để đưa người lao động xuất cảnh sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch và trái phép. Các nạn nhân bị lừa đảo sang Campuchia làm việc chủ yếu trong độ tuổi từ 18-35 tuổi, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook...) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm việc nhẹ, lương cao.

Canh bao “bay” viec nhe luong cao khi sang Campuchia lao dong
 Cơ quan chức năng TP Hải Phòng kiểm soát tại Cảng hàng không quốc tế sân bay Cát Bi.

Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyến vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như: đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo... trên không gian mạng; bị cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở, bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ 3.000 - 30.000 USD.

Nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc, đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác nhau. Các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản của công dân Việt Nam tập trung chủ yếu tại Campuchia ở các khu vực: Bà Vẹt - tỉnh Svaytieng; Banteay Meanchay - tỉnh Poipet; thành phổ Shihanoukvile - tỉnh Preah Shihanouk, Chrey Thom - tỉnh Kandal và tại thành phố Phnompênh.

Đối tượng cầm đâu hoạt động cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc, cưỡng đoạt tài sản là các đối tượng người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của các đối tượng người Việt hiện đang hoạt động tại Campuchia.

Cơ quan công an TP Hải Phòng cũng cảnh báo, hiện nay, tình hình công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc tại các cơ sở đánh bạc trực tuyến, bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, người dân nâng cao cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua Campuchia làm việc, phối hợp phòng, chống tội phạm.

Thiên Di

>> xem thêm

Bình luận(0)