Ăn tỏi tăng đề kháng mỗi ngày, người đàn ông ung thư vì...

Google News

Ăn tỏi mỗi ngày để tăng đề kháng, chống ung thư, nhưng người đàn ông không ngờ lại mắc ung thư dạ dày vì nguyên nhân sau.

Ông Ngô, 65 tuổi, bị đau bụng gần hai năm nay nhưng vì thi thoảng mới đau nên trì hoãn mãi, không chịu đến bệnh viện khám. Trong Tết Nguyên đán năm nay, hiện tượng đau bụng có dấu hiệu tăng nặng, con gái thấy ông Ngô có bất thương nên quyết tâm đưa bố đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện ra rằng vết loét dạ dày của ông Ngô rất phức tạp, do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, bác sĩ đề nghị điều trị ngay lập tức.
Nhưng việc điều trị của ông Ngô gặp rắc rối do ông Ngô ghét thuốc tây, không muốn hợp tác điều trị. Không làm cách nào được, gia đình đành đưa ông về nhà. Sau khi trở về nhà, ông Ngô đã tìm kiếm nhiều cách khác nhau để tự chữa cho mình, hi vọng sẽ tiêu diệt được vi khuẩn Helicobacter pylori. Nghe lời một số người quen, ông Ngô ăn tỏi 3 lần một ngày.
An toi tang de khang moi ngay, nguoi dan ong ung thu vi...
 Ảnh minh hoạ.
Sau khi ăn liên tục trong gần 2 tháng, ông Ngô được đưa đi cấp cứu vì đau bụng dữ dội. Vào thời điểm này, bệnh dạ dày của ông Ngô đã phát triển đến giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, cần phải điều trị bằng phẫu thuật ngay lập tức. Kết quả này khiến ông Ngô khó có thể tiếp nhận, con cái của ông cũng vô cùng hối hận vì đã không quyết liệt hơn trong việc điều trị của cha mình.
Qua chuyện này, bác sĩ cũng nhấn mạnh, khi thấy vi khuẩn Helicobacter pylori, bệnh nhân phải phối hợp với bác sĩ để chữa bệnh, tuyệt đối không dùng các phương pháp chữa dân gian, hậu quả vô cùng khó lường.
Thực tế, tỏi là một loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống. Trong những năm gần đây, tỏi được cho là có nhiều tác dụng thần kỳ, trong đó có tác dụng "diệt vi khuẩn Helicobacter pylori" và "chống ung thư".
Vậy tỏi có diệt được vi khuẩn Helicobacter pylori không?
Tuyên bố rằng tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori chủ yếu dựa trên hàm lượng allicin trong tỏi. Chất này là một thiosulfinate, nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng allicin có tác dụng chống viêm, hạ huyết áp và kháng vi khuẩn, đồng thời có tác dụng ức chế nhất định đối với bệnh thương hàn và Shigella.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy ăn tỏi có thể điều trị nhiễm Helicobacter pylori. Tiến sĩ Lâm Sâm từ Bệnh viện thứ hai của Đại học Sơn Đông cho biết allicin ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nhưng những nghiên cứu này dựa trên các thí nghiệm tế bào trong ống nghiệm và kết quả thu được không thể ngoại suy trực tiếp cho cơ thể con người.
An toi tang de khang moi ngay, nguoi dan ong ung thu vi...-Hinh-2
 Ảnh minh hoạ.
Thêm nữa, phải hiểu rõ rằng allicin là một chất chiết xuất từ tỏi nhưng hàm lượng allicin trong một củ tỏi rất hạn chế, allicin được đun sôi ở nhiệt độ cao trong 5 phút và để ngoài không khí trong 15 phút sẽ bị phân hủy nên hoàn toàn không có cái gọi là tác dụng diệt khuẩn.
Ngoài ra, bản thân tỏi là thực phẩm có tính kích ứng mạnh, ăn nhiều sẽ gây kích thích bất lợi cho đường tiêu hóa, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi phát hiện nhiễm Helicobacter pylori, cần điều trị cần phải làm theo lời khuyên của một bác sĩ chuyên nghiệp.
Tỏi chống ung thư được hay không?
Nghe nói ngoài tác dụng khử trùng, tỏi còn có tác dụng phòng và chống ung thư. Tuyên bố này có đáng tin cậy không?
Câu trả lời là không, sở dĩ có nhận định này còn xuất phát từ thành phần allicin có trong tỏi, chất này đã cho thấy tác dụng chống ung thư trong một số thí nghiệm. Tuy nhiên, chiên hoặc ăn một vài nhánh tỏi hàng ngày không so sánh với lượng allicin được sử dụng trong các nghiên cứu khác.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh tỏi có tác dụng kháng ung thư và chống ung thư. Tuyên bố này thậm chí còn thiên vị hơn và đã được phóng đại một cách mù quáng.
Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn tỏi, nó sẽ mang lại một số tác dụng phụ cho sức khỏe của bạn, cần phải chú ý.
An toi tang de khang moi ngay, nguoi dan ong ung thu vi...-Hinh-3
 Ảnh minh hoạ.
Nên ăn tỏi sống hay nấu chín?
Tỏi là một loại thực phẩm gây tranh cãi. Một số nói rằng ăn sống tốt, trong khi những người khác nói rằng nấu chín tốt hơn. Như nào đúng?
Hai phương pháp ăn uống này đều có ưu và nhược điểm riêng. Tỏi sống có thể giữ lại hàm lượng allicin trong tỏi ở mức cao nhất, nhưng tỏi sống có tính kích ứng mạnh. Sau khi nấu chín, các hoạt chất trong tỏi bị giảm đi nhưng làm giảm độ hăng của nó, ăn nhiều không có cảm giác khó chịu.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn

Nguồn video: THĐT

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)