Vì sao không mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng?

Google News

Chiều 24/6, với 481 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, (chiếm tỷ lệ 97,37%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và dự thảo Nghị quyết.
Vi sao khong mo rong doi tuong giam thue gia tri gia tang?
Các đại biểu vỗ tay trước kết quả thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Chưa có đánh giá tác động chính sách việc mở rộng đối tượng giảm 2%
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đối với đề nghị bổ sung quy định Chính phủ có giải pháp thanh toán chi phí mua thuốc, thiết bị, vật tư y tế từ Quỹ Bảo hiểm y tế trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đảm bảo được thuốc, thiết bị, vật tư y tế để bảo đảm quyền lợi của người khám bệnh, chữa bệnh tham gia bảo hiểm y tế, Ủy ban Thường vụ Quốc không bổ sung vào dự thảo Nghị quyết; đồng thời đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội trong thời gian tới và lưu ý vấn đề này trong quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi).
Vi sao khong mo rong doi tuong giam thue gia tri gia tang?-Hinh-2
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết kỳ họp thứ 5. 
Về đề nghị mở rộng phạm vi đối tượng được giảm 2% để áp dụng với tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%, nâng mức giảm lên 3%, 4% hoặc 5% và kéo dài thời gian áp dụng chính sách đến giữa năm 2024 hoặc hết năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, nếu mở rộng hơn nữa phạm vi, mức độ giảm thuế giá trị gia tăng sẽ tác động, ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách nhà nước, Chính phủ chưa có tính toán và đánh giá đầy đủ về tác động của chính sách, nhất là trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước các tháng đầu năm giảm hơn so với cùng kỳ năm trước.
Vì vậy, đề nghị giữ phạm vi và mức độ giảm thuế giá trị gia tăng như dự thảo Nghị quyết, đồng thời, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 kết quả thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng cùng với kết quả thực hiện Nghị quyết số 43 để Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung các giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế (nếu có)…
Liên quan đến đề nghị cho phép trồng rừng thay thế trên diện tích quy hoạch rừng sản xuất để gắn việc trồng rừng thay thế với tạo việc làm cho người dân địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và thể hiện như trong dự thảo Nghị quyết.
Về đề nghị Quốc hội chỉ nên quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) với số vốn thực nộp và thực tăng, không quyết định số vốn quá cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ như quy định tại dự thảo Nghị quyết...
Đối với ý kiến đề nghị bổ sung nội dung “trình Quốc hội thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này.
Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng, nghiên cứu tiếp thu và chỉnh lý một số vấn đề về nội dung và kỹ thuật văn bản trong dự thảo Nghị quyết, đảm bảo ngắn gọn, cô đọng nhất để trình Quốc hội xem xét, thông qua…
Thông qua 8 Luật, 17 nghị quyết quan trọng
Trình bày dự thảo Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã xem xét, thông qua 08 Luật (Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Đấu thầu; Luật Giá; Luật Giao dịch điện tử; Luật Hợp tác xã; Luật Phòng thủ dân sự...); 17 Nghị quyết (Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024...)…
Cũng tại Kỳ họp này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho ý kiến lần đầu về 08 dự án luật (Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi)...).
Nghị quyết yêu cầu Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, hoàn thiện các dự thảo luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Đồng thời yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận chịu trách nhiệm giám sát và động viên các tầng lớp Nhân dân thực hiện Nghị quyết.

Mời quý độc giả xem video: "Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình cuối phiên họp ngày 31/5.". Nguồn: Truyền hình Quốc hội.


Mai Loan

>> xem thêm

Bình luận(0)