Đặc sản chỉ có vào mùa mưa, xưa không ai ăn nay dân thành phố thích mê, không mấy ai được thưởng thức

Google News

Người Huế ví loại nấm này như "lộc trời" vì không cần trồng cũng có hàng để bán, làm nên món đặc sản vừa lạ vừa ngon. 

Nấm tràm là loại nấm mọc hoang trên lớp lá mục dưới tán rừng tràm, rừng bổi hay rừng bạch đàn… ở miền Trung, trong đó đặc biệt được biết đến nhiều ở Huế.

Về đặc điểm nhận dạng, nấm tràm có hình dạng khá đa dạng, tai màu tím nhạt, tròn và béo múp, với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau đều có thể chế biến được. Loại nấm này có vị đắng ngắt, nếu không biết chế biến sẽ rất khó ăn.

Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa, mọc rất nhanh nhưng cũng chóng tàn. Hàng năm có 2 đợt nấm tràm là tháng 4 và tháng 8 âm lịch, nhưng mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng 7 ngày. Vì thế, sau đợt mưa, người dân Huế lại rủ nhau vào rừng hái nấm tràm để chế biến món ăn và bán cho các nhà hàng, quán ăn. 

Theo đó, sau cơn mưa, nấm tràm bắt đầu đâm những búp non mọc chen chúc nhau từng vạt dày trên những lớp mùn mục ra từ lá cây tràm, cây bạch đàn hay cây bổi. Những buổi sáng sớm, quanh các ngọn đồi, bìa rừng của TP Huế đến các vùng Hương Thủy, Hương Trà hay Phong Điền, từng đoàn người cầm rổ, rá đi hái nấm tràm để bán.

Để hái được nấm tràm cần có kinh nghiệm và sự tỉ mỉ. Nghề thu hoạch nấm tràm như chơi trò trốn tìm, chúng không phải mọc cố định ở một số điểm mà phải đi khắp nơi để kiếm.

Sau khi hái, cần chú ý dùng dao cạo bỏ lớp đất dưới chân nấm, ngâm với nước muối khoảng 20-30 phút. Kế đến đem nấm rửa sạch, cho vào nồi nước sôi khoảng 15 phút, vớt ra, để ráo. Sở dĩ phải luộc kỹ trước khi nấu vì để giảm vị đắng của nấm. Tuy có vị đắng tưởng khó ăn nhưng nấm tràm lại chế biến được nhiều món ăn đặc sản như: nấm tràm kho tiêu, canh tập tàng nấm tràm, cháo nấm tràm, nấm tràm um tôm thịt... Để giảm bớt vị đắng của nấm, người nội trợ sẽ rửa nấm qua nước muối trước khi chế biến.

Trên thị trường, nấm tràm được bán với giá khoảng 40.000 – 50.000 đồng/kg. Do một vụ nấm rất ngắn ngày nên thường chỉ đủ bán cho người dân địa phương.

Tuy có vị đắng tưởng khó ăn nhưng nấm tràm lại chế biến được nhiều món ăn đặc sản như: nấm tràm kho tiêu, canh tập tàng nấm tràm, cháo nấm tràm, nấm tràm um tôm thịt...

Tại các nhà hàng, quán ăn ở Huế, nấm tràm là món đặc sản mà bất cứ du khách nào tới đây cũng muốn một lần có cơ hội được thưởng thức. 

Tuy khó ăn nhưng nấm tràm lại là loại thực phẩm có dinh dưỡng cao, khi ăn vào người sẽ được bồi bổ, khỏe và an thần, ngủ ngon. Ngoài ra nó còn chữa được mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu và có tác dụng bồi bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm ở trong nó, vị đắng lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

H.A

Bình luận(0)