Tên lửa phòng không SAM-T của Pháp-Italia có hạ được Iskander?

Google News

Lực lượng phòng không Ukraine đã được tăng cường trở lại khi Pháp và Italia viện trợ hệ thống phòng không SAMP-T, về lý thuyết có thể bắn hạ tên lửa Iskander của Nga.

Ten lua phong khong SAM-T cua Phap-Italia co ha duoc Iskander?

Tờ La Repubblica của Italia đưa tin: Italia và Pháp đã đồng ý cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa phòng không SAMP-T theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Theo thỏa thuận giữa hai nước, Italia sẽ cung cấp radar và Pháp sẽ cung cấp bệ phóng và tên lửa.

Hệ thống phòng không SAMP-T sẽ nằm trong đợt viện trợ quân sự thứ sáu của Italia cho Ukraine; nhưng đây là lần viện trợ đầu tiên dưới thời Thủ tướng Italia Meloni mới được bổ nhiệm.

Theo báo chí Pháp, quyết định chính thức về việc viện trợ vũ khí phòng không SAMP-T cho Ukraine sẽ được công bố vào giữa tháng 11 tới đây. Trước đó, Pháp đã cam kết giúp Ukraine tự bảo vệ mình trước tên lửa của Nga.

Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Claude Lequenus cho biết, họ đang xem xét việc chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn Crotale lạc hậu cho Ukraine. Nhưng hệ thống này sẽ dần được thay thế bằng SAMP-T hiện đại nhất của Pháp hiện nay.

Ten lua phong khong SAM-T cua Phap-Italia co ha duoc Iskander?-Hinh-2
 Ảnh: Xe phóng tên lửa phòng không SAMP-T . 

SAMP-T sẽ là hệ thống hiện đại tiếp theo tăng cường khả năng phòng không của Ukraine. Sau Hội nghị Ramstein lần thứ 6, Đức đã “tiên phong” cung cấp hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T cho Ukraine.

Theo Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal, hệ thống IRIS-T đã được chứng minh là "rất hiệu quả" trong việc bảo vệ miền nam Ukraine. Đồng thời, Thủ tướng Đức Scholz hứa rằng, sắp tới ba hệ thống tên lửa IRIS-T nữa, sẽ được viện trợ cho Ukraine và cũng sẽ được chuyển giao trong thời gian sớm nhất.

Ten lua phong khong SAM-T cua Phap-Italia co ha duoc Iskander?-Hinh-3
Ảnh: Hệ thống phòng không IRIS-T của Đức.

Ngoài ra, Ukraine dự kiến sẽ nhận được hai hệ thống phòng không NASAMS đầu tiên của Mỹ vào tháng tới. Đồng thời, binh lính Ukraine đang được đào tạo để sử dụng các hệ thống này; vì vậy khi các hệ thống này đến Ukraine, sẽ được đưa vào chiến đấu ngay.

Nhưng so với các hệ thống phòng không như IRIS-T hay NASAMS, cũng chỉ là các hệ thống phòng không tầm ngắn. Còn sự xuất hiện của hệ thống phòng không SAMP-T sẽ lấp đầy khoảng trống về khả năng đánh chặn tên lửa Iskander của lực lượng phòng không Ukraine.

Mặc dù hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T do Đức cung cấp trước đây cũng rất tiên tiến và có thể đánh chặn các tên lửa hành trình như Calibre và Kh-101, nhưng nó không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Iskander, do đầu đạn của nó quá nhỏ.

Tên lửa đạn đạo Iskander có tầm bắn 500 km, nằm trong phạm vi đánh chặn lý thuyết của loại tên lửa Aster-30 Block-1. Quân đội Nga hiện đang sử dụng tên lửa này để thực hiện các cuộc tấn công sâu vào các thành phố của Ukraine. SAM-T cũng có thể tiêu diệt tên lửa hành trình, UAV, v.v.

Ten lua phong khong SAM-T cua Phap-Italia co ha duoc Iskander?-Hinh-4
Ảnh: Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander của Nga.

Pháp và Italia đã ký hợp đồng với Công ty tên lửa phòng không châu Âu vào năm 1990, để phát triển hệ thống tên lửa phòng không di động trên đất liền SAMP-T, hệ thống được thiết kế để thay thế tên lửa phòng không Crotale của Pháp đã rất lạc hậu.

Vào cuối năm 1998, hệ thống nguyên mẫu SAMP-T đầu tiên đã được bắn thử nghiệm tính năng tại thao trường Sardinia của Quân đội Italia. Vào tháng 6/2000, SAMP-T đã được công bố lần đầu tại Triển lãm Hàng không Berlin ở Đức.

Năm 2001, hệ thống phòng không SAMP-T đã được thử nghiệm thành công bằng đạn thật tại Trung tâm thử nghiệm vũ khí của Pháp.

Ten lua phong khong SAM-T cua Phap-Italia co ha duoc Iskander?-Hinh-5
Ảnh: Xe phóng tên lửa phòng không SAMP-T.  

SAMP-T là hệ thống tên lửa phòng không di động trên đất liền, chủ yếu được sử dụng cho phòng không mặt đất tầm trung.

Nhiệm vụ của SAMP-T là đối phó với các cuộc tấn công bão hòa của tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tên lửa chống bức xạ, máy bay phản lực, UAV và các cuộc tấn công bằng vũ khí đường không khác, để bảo vệ quân cơ động, hậu phương, các cơ sở quan trọng và các mục tiêu trọng điểm.

Hệ thống SAMP-T hiện được trang bị cho lực lượng phòng không Pháp và Italia. Đến cuối năm 2021, Pháp có 40 hệ thống SAMP-T và Italia có 20 hệ thống như vậy.

Một hệ thống tên lửa phòng không SAMP-T tiêu chuẩn bao gồm hệ thống điều khiển hỏa lực, bệ phóng tên lửa và 30 tên lửa "Aster".

Một đại đội tên lửa phòng không SAMP-T cơ bản bao gồm: 1 xe chỉ huy và điều khiển chiến đấu, 1 radar đa chức năng "Arabelle", 1 radar đo cao "Zebra" (triển khai ở cự ly 500 mét), 6 bệ phóng thẳng đứng (triển khai trong phạm vi từ 5 đến 10 km).

Mỗi bệ phóng có thể chứa 8 tên lửa và đi kèm với thiết bị vận chuyển mang theo số lượng lớn tên lửa. SAMP- T có thể theo dõi đồng thời tới 100 mục tiêu và tấn công 10 mục tiêu cùng lúc.

Ten lua phong khong SAM-T cua Phap-Italia co ha duoc Iskander?-Hinh-6
Ảnh: Biên chế một hệ thống tên lửa phòng không SAMP-T cơ bản. 

SAMP-T có khả năng tương tác với các hệ thống trinh sát của khối NATO khác. Toàn bộ hệ thống chỉ cần 14 người để sử dụng; thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại rất ngắn; hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Tên lửa Aster-30 dài 4,9 m, đường kính 0,18 m, nặng 450 kg khi phóng. Tên lửa có thể bay với tốc độ lên đến Mach 4,5 ở độ cao 20 km và tầm hoạt động 120 km.

Aster-30 Block-1 là phiên bản nâng cấp của Aster-30 và cũng là tên lửa chính của hệ thống SAMP-T. Tên lửa này được trang bị hệ thống tìm kiếm, xử lý tín hiệu cải tiến và đầu đạn nổ định hướng;

Nhiệm vụ của tên lửa Aster-30 Block-1 chủ yếu nhằm mục đích phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn dưới 600 km và có thể đánh chặn giai đoạn cuối của tên lửa đạn đạo.

Ten lua phong khong SAM-T cua Phap-Italia co ha duoc Iskander?-Hinh-7

Ảnh: Tên lửa Aster-30Block-1 của hệ thống phòng không SAMP-T có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật. 

Việc dẫn đường của tên lửa được thực hiện theo phương thức kết hợp, với phần lớn là dẫn đường theo quán tính và trong phần cuối của chuyến bay, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường tự dẫn, do radar chủ động cung cấp.

Đầu đạn tên lửa sử dụng ngòi nổ cận đích, nó không chỉ phát nổ khi va chạm mà còn được lập trình để đảm bảo tiêu diệt mục tiêu cao nhất.

Hiện tên lửa đạn đạo Iskander của Nga có tầm bắn 500 km, nằm trong phạm vi đánh chặn lý thuyết của tên lửa Aster-30Block-1. Quân đội Nga hiện đang sử dụng tên lửa này để thực hiện các cuộc tấn công sâu vào các thành phố của Ukraine.

Hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T và SAMP-T tuy có hiệu suất tiên tiến, nhưng chúng chưa từng được sử dụng trong thực chiến. Việc có bắn hạ được tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Nga hay không, thì còn phải sử dụng trong thực chiến.

Video: Tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn Iskander-M của Nga. Nguồn báo QĐND.


Tiến Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)