Vĩnh Phúc: Phản biện đề án số hóa và chuyển đổi số văn bản hành chính

Google News

Sáng 22/11, Liên hiệp Hội tỉnh tổ chức hội thảo Tư vấn phản biện Đề án số hóa và chuyển đổi số hệ thống hồ sơ, tài liệu ISO 9001: 2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

Vinh Phuc: Phan bien de an so hoa va chuyen doi so van ban hanh chinh
Quang cảnh hội thảo 
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 175 cơ quan đang duy trì thực hiện áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 (39 cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện bắt buộc áp dụng; 136 xã, phường, thị trấn thuộc diện khuyến khích áp dụng); 100% các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện bắt buộc và đơn vị cấp xã thuộc diện khuyến khích đã áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.
Việc thực hiện việc số hóa, chuyển đổi số hồ sơ, tài liệu ISO 9001:2015 (từ bản giấy sang bản điện tử) và ISO điện tử vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đảm bảo cung cấp cho tất cả các cơ quan hành chính tỉnh (từ cấp tỉnh đến cấp xã) có được Hệ thống phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và có khả năng kết nối liên thông với hệ thống Chính quyền điện tử để giải quyết TTHC cấp độ 3 và 4, phục vụ cải cách hành chính là phù hợp với Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg, chủ trương của Chính phủ về xây dựng Chính quyền điện tử.
Đề án số hóa và chuyển đổi số hệ thống hồ sơ, tài liệu ISO 9001: 2015 (từ bản giấy sang bản điện tử) vào hoạt động của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư, được triển khai thực hiện trong giai đoạn từ 2023 – 2030, tại 41 đơn vị (09 huyện, thành phố và 20 sở, ban, ngành và 12 Chi cục) và được thay thế từ bản giấy sang bản điện tử, số hóa và chuyển đổi số có gắn mã QR, tích hợp trên trang thông tin điện tử các cơ quan nhằm công khai hóa quy trình quản lý, tổ chức công việc, giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân. Với tổng kinh phí 14.856.952.804 đồng.
Góp ý vào dự thảo Đề án, các đại biểu tham dự hội thảo đề nghị đơn vị tư vấn làm rõ sự cần thiết xây dựng Đề án; nội hàm hệ thống hồ sơ, tài liệu ISO 9001: 2015; các khái niệm, định nghĩa thành phần của hồ sơ, tài liệu này; phạm vi số hóa đối với từng loại hình hồ sơ, tài liệu; đánh giá thực trạng tình hình sử dụng các phần mền ISO điện tử tại Vĩnh Phúc hiện nay; bổ sung số liệu khảo sát về hệ thống hồ sơ, tài liệu ISO 9001: 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ....
Đây là đề án triển khai ứng dụng các quy định về chất lượng, thực hiện số hóa và chuyển đổi số, do vậy, cần nghiên cứu thêm và bổ sung, chỉnh sửa để đảm bảo tính khả thi.
Theo Ngọc Hân/Vusta

>> xem thêm

Bình luận(0)